Phát triển bền vững được đặt ở vị trí trung tâm trong bối cảnh Covid-19 và COP26, do đó một kế hoạch đã được các nhà lãnh đạo toàn cầu vạch ra để thúc đẩy các hoạt động phát triển bền vững trong năm mới.
Ý tưởng cho rằng sức khỏe của hành tinh cũng quan trọng như sức khỏe con người đang nhận được nhiều chú ý và tính bền vững sẽ là động lực của nó. Có thể các mục tiêu cắt giảm khí thải carbon được đặt ra tại Hội nghị Biến đổi khí hậu năm 2021 ở Glasgow (COP26) hoặc khởi động Sáng kiến Lưới xanh-Lưới điện Một Mặt trời Một Thế giới (GGI-OSOWOG) —bền vững sẽ là từ khóa. Mối đe dọa đang diễn ra từ đại dịch COVID-19 sẽ tiếp tục đóng vai trò là chất xúc tác cho phát triển bền vững trong mọi tầng lớp xã hội. Cả COP26 và COVID-19 sẽ được chứng minh là bước ngoặt cho sự phát triển của nhân loại trong tương lai.
Tính bền vững, như một điều bình thường mới cho hoạt động của cuộc sống và kinh doanh, sẽ thúc đẩy các xu hướng đang diễn ra cũng như tạo ra các xu hướng mới. Dưới đây là một số xu hướng bền vững nổi bật trong năm 2022:
- Công nghệ dữ liệu lên ngôi: Đối với phát triển bền vững, Data sẽ là tấm vé không chỉ đưa doanh nghiệp và cộng đồng đến với các hoạt động phi-carbon mà còn giúp chứng minh cho các nhà lãnh đạo, cơ quan quản lý, nhà đầu tư sức mạnh của công nghệ Data. Công nghệ phân tích dữ liệu ngày càng chính xác, linh hoạt, dữ liệu được hiển thị và quản lý tốt hơn. Các doanh nghiệp sẽ ngày càng đưa ra nhiều sản phẩm đột phá với công nghệ dữ liệu mới nhất, như công ty quản lý tài sản hàng đầu Arabesque vừa ra mắt ESG Book, một nền tảng dữ liệu dành cho các công ty và nhà đầu tư để tiết lộ dữ liệu ESG trong thời gian thực.
- Đẩy mạnh đầu tư ESG: Các khoản đầu tư sẽ ngày càng được định hướng theo ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị). Được kích hoạt bởi COVID-19, đầu tư ESG, yếu tố tạo ra tác động lâu dài đến môi trường và xã hội, đã những bước tiến đáng kể. Sự gia tăng đầu tư vào ESG dự kiến sẽ tiếp tục và hiện có sự trợ giúp từ biến thể Omicron, khi đây thậm chí có thể không phải là biến thể cuối cùng của virus này.
- Tăng cường phổ biến năng lượng tái tạo: Việc giảm dần việc sử dụng than khoáng sản khai thác và trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch đã được đề cập trong Hiệp ước Khí hậu Glasgow được 197 quốc gia thông qua. Mục tiêu này có thể được thực hiện ở tầm vĩ mô, nhờ việc cho ngừng hoạt động các nhà máy điện than đang tác động xấu đến sự nóng lên toàn cầu, song song với việc tăng tỷ trọng sử dụng năng lượng tái tạo. Việc đầu tư cho năng lượng mặt trời, gió và các cơ sở năng lượng tái tạo khác cũng được đẩy mạnh nhằm có thể dần thay thế năng lượng hóa thạch trong tương lai.
- Thúc đẩy việc giảm khí thải carbon: Bù đắp carbon là việc thay thế hoặc giảm lượng khí thải carbon. Thông thường, các công ty phát thải cao tài trợ cho các dự án ngăn chặn hoặc loại bỏ phát thải khí nhà kính (GHG). Các dự án này có thể bao gồm từ việc trồng cây xanh đến triển khai công nghệ thu lọc lượng khí thải carbon. Với việc đóng khung các quy tắc thị trường carbon, các nhà phát thải carbon thấp sẽ ngày càng phát triển trong cuộc đua giảm lượng khí thải carbon.
- Từ cam kết không sử dụng nhiên liệu carbon (net-zero) đến các dự án có lợi cho môi trường khí hậu (climate-positive): Các quốc gia và công ty cam kết thực hiện không sử dụng nhiên liệu carbon hoặc trung lập về khí hậu không sớm thì muộn cũng sẽ đặt ra các mục tiêu climate-positive hay loại bỏ lượng khí thải carbon ra môi trường. Trong khi cắt giảm lượng khí thải và loại bỏ carbon dioxide dự kiến sẽ làm chậm lại quá trình nóng lên toàn cầu, climate-positive là cần thiết để làm phong phú môi trường nhằm đảo ngược sự suy thoái.
- Các quy định nghiêm ngặt hơn: Trong khi các quy định về giảm phát thải sẽ tiếp tục được thắt chặt hơn, việc báo cáo và tuân thủ sẽ được thực thi nghiêm ngặt khi cả thế giới đều hướng về mục tiêu chung và đi càng gần đến thời hạn giảm phát thải về 0. Các nhà lãnh đạo sẽ cần phải thực hiện các cam kết của mình về phát triển bền vững, không chỉ dưới sự giám sát của các cơ quan quản lý mà còn từ phía các nhà đầu tư.
- Tăng ảnh hưởng của các bên liên quan: Nhận thức của nhân loại về tính bền vững đang ngày càng gia tăng. Không chỉ các nhà đầu tư, ngay cả khách hàng, nhân viên và người tìm việc cũng đang tìm kiếm cơ hội của mình qua lăng kính phát triển bền vững. Từ việc chỉ lấy cổ đông làm trung tâm, các công ty cũng sẽ phải cân nhắc ảnh hưởng từ các yếu tố khác quyết định đến thành công của doanh nghiệp.
- Nhiều không gian sử dụng hơn cho các sản phẩm xanh: Dân số trẻ đang ngày càng quan tâm hơn đến những vấn đề môi trường và sự đe dọa của nó đến nhân loại. Hai thế hệ đang tạo ra nguồn nhân lực chủ đạo cho thế giới cùng với thế hệ tương lai sẽ tạo ra một bộ phận lớn của dân số có ý thức cao về hệ sinh thái và phát triển bền vững. Từ việc tiêu thụ thực phẩm đến thời trang, phong cách sống, các sản phẩm xanh không chỉ chiếm được vị trí chủ đạo trong tư duy tiêu dùng toàn cầu mà sẽ tăng cả về thị phần mua sắm.
- Làm việc tại nhà vẫn đem lại kết quả tốt: Điều này được chứng minh trong 2 năm thế giới trải qua dịch bệnh Covid-19 chưa từng có tiền lệ. Làm việc tại nhà thuận tiện cho nhiều nhân sự và có lợi ích sát sườn cho môi trường của chúng ta khi góp phần giảm thiểu việc di chuyển, giảm lưu lượng phương tiện giao thông cũng như giảm việc tiêu thụ năng lượng tại các tòa nhà văn phòng. Trong năm tới, việc làm việc từ xa sẽ tiếp tục chứng minh hiệu quả của mình và có thể được thể chế hóa như một phần tất yếu của mô hình doanh nghiệp hiện đại.
- Xe điện tăng tốc: Dù hiện tại chưa nhận được sự chú ý đáng có, Ngày Xe điện thế giới đã được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 09 tháng 09 năm 2020 và dự kiến sẽ ngày càng được biết đến rộng rãi hơn. Ấn Độ đã đặt mục tiêu tầm nhìn 100% xe điện vào năm 2030, ngành công nghiệp này sẽ phải chịu áp lực tương đối lớn về việc sử dụng nhiên liệu có trách nhiệm. Các nhà sản xuất xe điện sẽ phải vượt qua thách thức tìm kiếm nguồn điện từ các nguồn nhiên liệu tái tạo để sạc cho phương tiện giao thông.
Mai Phương