Chỉ báo dao động Stochastic

Chỉ báo dao động Stochastic

Chỉ báo Stochastic là gì?

Chỉ báo Stochastic được xây dựng vào cuối những năm 50 của thế kỷ XX bởi George Lane (một số người khác cho rằng nó được xây dựng bởi Ralph Dystant). Chỉ báo này trình bày tương quan vị trí của giá đối với các mức cao nhất và thấp nhất của nó trong một khoảng thời gian trước đó, và cũng được áp dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật.

Chỉ báo stochastic có cấu tạo bao gồm 2 đường: một đường chính gọi là %K, một đường phụ có tên là %D.

Chỉ báo đi kèm với 3 biến số (x, y, z) , gắn liền với các công thức dùng để xây dựng nó. Các bộ biến số thường được sử dụng nhiều nhất là (14, 3, 3) và (5, 3, 3).

Công thức cho đường %K:

Trong đó: C là mức giá tại điểm cần tính toán, L là mức giá thấp nhất trong x nến gần nhất không đứng sau điểm cần tính toán, H là mức cao nhất cũng trong khung thời gian đó.

Tuy nhiên thông thường, người ta không sử dụng số liệu %K được tính toán như trên để dựng đường %K như trong chỉ báo Stochastic bởi nó phản ứng khá nhạy với giá. Vì vậy họ thường “làm mượt” đường %K bằng cách tính toán và dựng đường MA(y) của đường %K thay vì đường %K nguyên bản, và biểu thị đường sau khi làm mượt lên biểu đồ.

Đường thứ 2 là đường %D, chính là đường MA(z) của đường %K. Như vậy nói cách khác, đường %D đã được “làm mượt” 2 lần từ đường %K, có nghĩa là đường %D chính là đường MA của MA của đường %K gốc.

Qua công thức trên, bạn đã xây dựng được chỉ báo Stochastic, giống như ví dụ dưới đây.

Đồ thị D1 giá và Stochastic (5, 3, 3) của cặp USD/JPY.

Tính chất của chỉ báo Stochastic

Lane cho rằng chỉ báo Stochastic không chạy cùng pha theo giá hoặc khối lượng hoặc bất cứ thứ gì tương tự, mà chỉ báo này tuân theo tốc độ hoặc động lượng của giá. Theo quy luật, động lượng hoặc tốc độ của giá cổ phiếu thay đổi trước khi giá thay đổi. Do đó chỉ báo này được xếp vào loại chỉ báo nhanh (leading indicators), ngược lại với chỉ báo trễ (lagging indicators).

Là một loại chỉ báo động lượng (momentum indicators), chỉ báo Stochastic cũng cho ta biết tốc độ thay đổi của giá nhanh hay chậm.

Giá trị của chỉ báo này luôn nằm trong phạm vi từ 0 đến 100. Điều này làm cho nó trở thành một chỉ báo hữu ích về các điều kiện quá mua và quá bán. Thông thường, các giá trị trên 80 được coi là quá mua (overbought), ngược lại dưới 20 được coi là quá bán (oversold). Tuy nhiên, khi chỉ báo chạm đến vùng quá mua hoặc quá bán, không phải lúc nào cũng cho thấy sự đảo chiều sắp xảy ra, bởi các xu hướng rất mạnh có thể duy trì tình trạng quá mua hoặc quá bán trong một thời gian dài.

Trong giai đoạn tăng gần nhất của vàng, Stochastic luôn nằm trên vùng quá bán nhưng giá chỉ đảo chiều một khi Stochastic thoái khỏi vùng này.

Sự phân kỳ giữa chỉ báo Stochastic và hành động giá cũng được coi là một tín hiệu đảo chiều quan trọng. Ví dụ, khi giá đang trong xu hướng giảm và tạo ra một đáy sau thấp hơn đáy trước, nhưng chỉ báo lại tạo ra một đáy sau cao hơn mức đáy trước, đó có thể là một báo hiệu cho thấy những chú gấu đang cạn kiệt sức lực và sự đảo chiều tăng giá sắp sửa được hình thành.

Cách sử dụng chỉ báo Stochastic trong phân tích kỹ thuật

Bạn đọc hãy tham khảo các bài viết dưới đây:

Những điều cần biết về chỉ báo Stochastic (Part 1)

Những điều cần biết về chỉ báo Stochastic (Part 2)

Bài viết liên quan

qcqc
qcqc