Cuộc siêu tích nợ: Người dân Mỹ đau đầu với bài toán tiêu tiền

Cuộc siêu tích nợ: Người dân Mỹ đau đầu với bài toán tiêu tiền

Thế giới tài chính cá nhân của hàng triệu người Mỹ đã đảo lộn hoàn toàn. Hàng nghìn doanh nghiệp phải đóng cửa; người tiêu dùng bị cô lập, hàng triệu việc làm bị mất. Dân Mỹ đã chuyển sang những khoản tiết kiệm để sống qua ngày, nhưng cuối cùng khoản tiền đấy cũng sẽ cạn kiệt. Trong cơn tuyệt vọng, nhiều người đang chồng thêm nợ.

Với trường hợp này, sẽ không có hại khi nợ là biện pháp cuối cùng. Nhưng nếu thiếu cẩn trọng, tình hình đã vốn tồi tệ sẽ càng trở nên bấp bênh hơn.

Cuộc siêu tích nợ này là gì?

Báo cáo nợ và tín dụng hộ gia đình quý III/2020 của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York ghi nhận nợ hộ gia đình tăng 0.6% – tương đương 87 triệu đô – kể từ quý II. Vấn đề đáng lo ngại là phần vay không liên quan nhà ở tăng đến 15 triệu.

Phần đó trong tổng nợ quốc dân hiện là 4.13 nghìn tỷ, cho thấy các cá nhân và hộ gia đình đang nợ nhiều hơn để chi trả cho cuộc sống hàng ngày. Câu hỏi đặt ra là, điều gì đang tạo nên nó? Có 2 thứ: kích thích tài khóa và lãi suất thấp.

Kinh tế và tài chính cá nhân

Vậy các gói cứu trợ, lãi suất và kinh tế vĩ mô ảnh hưởng tới tài chính cá nhân như nào? Và sâu hơn, chúng liên quan gì tới mức nợ cao chưa từng thấy này?

Theo Cục Thống kê Lao động, tỷ lệ thất nghiệp tháng 12/2020 là 6.7% – ngang với tháng 11/2020 và thấp hơn tháng 10 khoảng 0.2%. Báo cáo NFP mới nhất ghi nhận giảm 140,000 lao động. Hiện đang có nhiều người thất nghiệp hơn các tháng trước, và thất nghiệp dẫn đến vay nợ.

Dù chính phủ liên bang đã bật đèn xanh cho các gói cứu trợ, lượng tiền này vẫn chưa đủ để chi trả cho thiết yếu của các hộ gia đình. Do đó, họ tìm đến nợ để chi tiêu.

Một yếu tố khác sẽ là lãi suất cực thấp, do Cục Dự trữ Liên bang muốn kích thích tiền tệ cho nền kinh tế, và đây cũng đang ảnh hưởng đến tài chính hàng triệu người Mỹ.

Trong một cuộc khủng hoảng tài chính, việc khôn ngoan nên làm sẽ là cắt giảm chi tiêu. Nhưng lãi suất thấp đồng nghĩa với tiền “rẻ” hơn cho bên mượn. Với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ khoảng 1.36%, Cục Dự trữ Liên bang đã đặt lãi suất ở mức 0.25%. Do các ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng và bên cho vay thường có mức lãi suất cao hơn Cục Dự trữ Liên bang một chút, họ đã và đang thu hút người vay đến với “tiền giá rẻ”.

Đừng chỉ đi vay, hãy tìm khoản vay đúng đắn

Trong một cuộc khủng hoảng tín dụng, đa số người dân sẽ tìm các nguồn vay. Xu hướng thường là lên mạng, tìm 1 bên cho vay nào đó và điền vào mẫu đơn sơ tuyển. Những người túng quẫn hơn sẽ đến những bên vay nặng lãi, và bẫy tín dụng bắt đầu từ đó:

  • Thứ nhất, 2 cách trên loại bỏ các lựa chọn tốt hơn. Khi thiếu đi so sánh, nhiều khả năng lãi suất đó sẽ cao nhất thị trường.
  • Thứ hai, các bên cho vay online sẽ kiểm tra tín dụng, điều ảnh hưởng đến điểm tín dụng, nhất là khi người vay đã từng vay những khoản tương tự trong quá khứ.

Vậy nếu gặp khủng hoảng tín dụng, cách nào sẽ là tốt nhất? Trước hết hãy nghiên cứu các khoản vay cá nhân phù hợp – không phải lựa chọn đầu tiên tìm được. Tiếp theo, làm thế nào để biết các khoản vay từ hàng trăm website hỗ trợ tài chính? Đây chính là lúc so sánh phát huy tác dụng. Công cụ tìm kiếm chuyên môn có thể tìm hàng chục lựa chọn cho vay trong thời gian ngắn. Cho dù là vay dài hay ngắn hạn, vốn lớn hay nhỏ – ta có thể so sánh rất nhiều.

Trong khi Cục Dự trữ Liên bang đang đẩy người dân đến bờ vực nợ thông qua lãi suất thấp, hãy khôn ngoan khi lựa chọn, không đi theo đám đông và “làm phẳng đường cong” nợ này.

ZeroHedge

Bài viết liên quan