Dầu gần như đi ngang khi nguồn cung tại Mỹ tăng
Giá dầu gần như đi ngang vào đầu phiên giao dịch châu Á trong ngày thứ Hai (20/02), sau khi giảm 2 USD/thùng vào ngày 17/02, do nguồn cung tại Mỹ gia tăng và dự báo nâng lãi suất mạnh hơn đã làm giảm sự lạc quan về nhu cầu phục hồi ở Trung Quốc.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu Brent lùi 9 xu (tương đương 0.1%) xuống 82.91 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 9 xu còn 76.46 USD/thùng.
Các hợp đồng dầu sụt 4% trong tuần trước sau khi Mỹ báo cáo dự trữ xăng dầu cao.
Washington cũng đã công bố kế hoạch giải phóng 26 triệu thùng dầu thô từ Kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR), điều này có thể dẫn đến dự trữ tăng cao hơn ở Cushing, Oklahoma, một điểm giao hàng cho các hợp đồng dầu WTI cho đến tháng 5/2023.
Kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục nâng lãi có thể củng cố đồng USD cũng hạn chế đà tăng giá dầu. Đồng USD mạnh hơn làm dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với người nắm giữ những đồng tiền khác.
Một dấu hiệu khác của việc cải thiện nguồn cung, Kazakhstan sẽ cung cấp 100,000 tấn dầu qua đường ống Druzhba của Nga đến Đức vào tháng 3/2023 cho nhà máy lọc dầu PCK Schwedt.
Tại châu Á, nhà đầu tư chú ý đến quyết định của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc về lãi suất thế chấp để hỗ trợ phục hồi lĩnh vực bất động sản và nền kinh tế. Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.
Các chuyên gia phân tích dự báo kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng lên mức cao mọi thời đại trong năm 2023 do nhu cầu về nhiên liệu vận tải tăng và khi các nhà máy lọc dầu mới đi vào hoạt động.
Trung Quốc, cùng với Ấn Độ, trở thành những khách hàng mua dầu thô hàng đầu của Nga sau các lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU).
Dữ liệu thương mại cho thấy nhập khẩu dầu Nga từ Ấn Độ đạt 1.4 triệu thùng/ngày trong tháng 01/2023.
https://vn.investing.com/news/commodities-news/dau-gan-nhu-di-ngang-khi-nguon-cung-tai-my-tang-2014995