Khi bạn nói muốn đầu tư tài chính, thì sẽ có đến 8 trên 10 người nói với bạn rằng “không bỏ trứng vào cùng một giỏ”. Điều này không sai, tuy nhiên để hiểu về nó và bắt đầu đầu tư thực sự, bạn cần nhiều hơn thế.
“Không bỏ trứng vào cùng một giỏ” có thể được hiểu rằng khi đầu tư, phải xác định được tổng số vốn và chia tỉ lệ vào nhiều loại tài sản khác nhau, hoặc nhiều mã cổ phiếu khác nhau với mục đích tỷ lệ rủi ro xuống thấp nhất có thể trong danh mục đầu tư của bạn. Tuy nhiên đây là chỉ một nửa của miếng bánh đầu tư. Việc làm này giúp bạn tránh tích tụ rủi ro, tránh thiệt hại quá lớn thậm chí mất trắng khi không may rủi ro xảy ra.
Tuy vậy, kể cả khi bạn đã áp dụng lời khuyên này, rủi ro vẫn sẽ luôn tồn tại vì thị trường luôn luôn biến động. Rủi ro của cả danh mục phụ thuộc vào tỷ trọng, mức độ rủi ro của từng loại tài sản, và hiệp phương sai (covariance) giữa từng cặp tài sản với nhau.
Đa dạng hóa không chỉ là bỏ trứng vào nhiều giỏ
Ví dụ một danh mục đầu tư gồm 4 loại tài sản A, B, C, D. Rủi ro của danh mục này sẽ là một công thức toán học được tính dựa theo các biến số: tỷ trọng của từng loại tài sản, rủi ro của từng loại tài sản sản, và hiệp phương sai giữa các cặp tài sản A-B, A-C, A-D, B-C, B-D, và C-D.
Nếu tỷ trọng của tài sản A lớn, và mức độ rủi ro của tài sản A cao thì rủi ro của cả danh mục sẽ cao. Còn nếu tỷ trọng lớn, nhưng rủi ro thấp thì rủi ro của các danh mục sẽ thấp.
Trong khi đó, hiệp phương sai được tính theo giá trị của hệ số tương quan (correlation) giữa 2 tài sản. Giá trị của hệ tương quan nằm trong khoảng [-1,1], nên khi hệ số tương quan có giá trị âm thì rủi ro của cả danh mục sẽ được giảm. Nếu giữa tất cả các cặp tài sản đều âm hết (và lý tưởng là tiệm cận với giá trị -1) thì sẽ là tốt nhất.
Ví dụ, hệ số tương quan giữa trái phiếu và cổ phiếu thường là giá trị âm, tức 2 tài sản này có mối quan hệ ngược chiều nhau theo nghĩa tài sản này tăng thì tài sản kia giảm. Do đó, nếu có 2 tài sản này trong danh mục thì rủi ro của danh mục sẽ giảm.
Còn nếu trong danh mục gồm 2 cổ phiếu có hệ số tương quan dương thì rủi ro của danh mục sẽ tăng, chẳng hạn như cổ phiếu của 2 doanh nghiệp cùng một ngành.
Về mặt lý thuyết, nếu số lượng tài sản trong danh mục là một con số N, thì danh mục sẽ có Nx(N-1) hiệp phương sai, và rủi ro của cả danh mục khi N tiến đến một con số rất lớn sẽ chỉ còn là trung bình của các hiệp phương sai. Khi đó, rủi ro của cả danh mục là một con số rất nhỏ.
Đầu tư đa dạng thực sự là gì?
Có thể bạn chưa biết, Đại học Harvard và Yale danh tiếng cũng có quỹ đầu tư riêng và đã tạo nhiều kỳ tích đầu tư hiệu quả không tưởng, dưới sự dẫn dắt của hai nhà hoạch định chiến lược đầu tư hàng đầu Jack Meyer và David Swensen.
Trong giai đoạn 1985-2008, David Swensen đã tạo lợi nhuận cho quỹ đầu tư của Yale trung bình 16.6%/năm, gấp hơn 4 lần mức tăng 4%/năm của chỉ số S&P 500 và đồng thời có biên độ biến động thấp hơn 33%. Các nhà đầu tư chia sẻ, có 3 yếu tố quan trọng khi muốn đầu tư đa dạng: Phân bổ các lớp tài sản, thời điểm và lựa chọn các sản phẩm đầu tư.
Phân bổ giữa các lớp tài sản
Các nhà đầu tư hàng đầu trên thế giới như David Swensen đều hướng đến cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa – trong đó ưu tiên số 1 là vàng, sau đó là bất động sản. Với mỗi loại tài sản, mỗi chiến lược đầu tư lại áp dụng phân bổ tỷ trọng khác nhau. Họ còn có thể phân nhóm theo địa lý, theo khu vực kinh tế và theo quy mô phát triển của nền kinh tế. Trong trái phiếu thì có trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu thời hạn dài, thời hạn trung bình, cổ phiếu của những doanh nghiệp có vốn hóa nhỏ hay lớn. Lấy ví dụ như danh mục của Swensen là 30% cho toàn bộ cổ phiếu thị trường, 15% cho cổ phiếu quốc tế, 5% cho thị trường mới nổi, 30% cho trái phiếu kỳ hạn trung bình, và 20% là quỹ tín thác bất động sản (REITs).
Thời điểm – ở đây có thể gọi là thời điểm để thay đổi danh mục
Thay đổi lúc nào còn phụ thuộc vào khả năng phân tích và nhận định của nhà đầu tư. Với bull markets (thị trường vào giai đoạn tăng trưởng) thì nên gia tăng tỷ trọng của cổ phiếu. Còn khi thị trường suy giảm (bear markets) thì hãy xem xét lựa chọn trái phiếu hay hàng hóa.
Việc tái cân bằng danh mục (rebalance) cũng cần thiết khi tỷ trọng của một tài sản nào đó đã thay đổi vượt quá tính toán ban đầu, theo mức độ lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro.
Lựa chọn các sản phẩm đầu tư
Mỗi sàn giao dịch đều cho phép nhà đầu tư lựa chọn những tài sản riêng lẻ cụ thể như 1 mã cổ phiếu hay 1 loại trái phiếu. Cũng có những sàn đưa ra những sản phẩm đã có sự đa dạng như chứng chỉ quỹ hay quỹ ETF. Bạn hoàn toàn có thể chọn lựa tự xây dựng một danh mục sản phẩm đa dạng dựa vào khả năng tư duy, phán đoán và sự dẫn dắt của chuyên gia. Việc đa dạng hóa một danh mục đầu tư là rất quan trọng để giảm thiểu rủi ro của danh mục. Tuy nhiên, ta cũng cần xác định được mối tương quan giữa các cặp tài sản được đưa vào danh mục của mình.
Nếu muốn giảm rủi ro của danh mục thì ta cần tăng mối tương quan có giá trị âm, cũng như giảm tỷ trọng của những tài sản có mức độ rủi ro cao. Thêm vào đó, thực tế cho thấy một danh mục cũng không nên có quá nhiều tài sản. Như kinh nghiệm của David Swensen đã chia sẻ, một tài sản chỉ nên chiếm tỷ trọng từ 5% đến 30%.
Basel Markets là sàn giao dịch tài chính uy tín quốc tế, được tin tưởng bởi hơn 100.000 nhà đầu tư và liên tục tăng trưởng. Basel Markets cung cấp công cụ và kiến thức giúp bạn quản lý tài chính, đầu tư đa dạng hiệu quả từ những khoản đầu tư nhỏ nhất.