Để Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất mới của thế giới

Để Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất mới của thế giới

Ông Nguyễn Văn Toàn, phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), chia sẻ như vậy. Ông nói:

– Năm 2021 đầu tư nước ngoài không có quá nhiều biến động. Vốn đầu tư trực tiếp (FDI) đăng ký mới, đăng ký tăng thêm đều tăng.

Số lượng dự án FDI giảm nhưng quy mô đầu tư các dự án tăng lên. Góp vốn mua cổ phần doanh nghiệp trong nước dù giảm nhưng những tháng cuối năm có tín hiệu tích cực.

Để Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất mới của thế giới - Ảnh 1.
Nhà máy Samsung ở tỉnh Bắc Ninh vẫn duy trì làm việc cho công nhân trong điều kiện “3 tại chỗ” khi địa phương thực hiện giãn cách để đảm bảo mục tiêu sản xuất, xuất khẩu – Ảnh: L.TR.

“Theo đánh giá của một số tổ chức quốc tế thì VN đứng trong 20 nước dẫn đầu toàn cầu về thu hút đầu tư FDI trong năm 2021. Đây là một tín hiệu vui, chúng ta gần như đứng đầu Đông Nam Á về đầu tư nước ngoài.” Ông NGUYỄN VĂN TOÀN 

Cần hiện thực hóa FDI chất lượng cao

* Chúng ta vẫn chủ yếu thu hút vốn đầu tư từ các thị trường truyền thống?

– Chúng ta thu hút dòng vốn đầu tư truyền thống Nhật Bản, Hàn Quốc tương đối tốt, nhưng nhà đầu tư Mỹ, EU thì chưa thấy động thái đáng chú ý. Tổng vốn của các nhà đầu tư Mỹ vào VN năm 2021 hơn 700 triệu USD (những năm trước, bình quân khoảng 1 tỉ USD/năm).

Dòng vốn đầu tư từ các nước châu Âu có nhích lên một chút. Nhưng một số nước có công nghệ tốt, mình rất mong muốn họ đầu tư vào Việt Nam như Đức, Anh thì vốn FDI vào Việt Nam chỉ mấy trăm triệu USD. Ngược lại, vốn từ Trung Quốc lại vươn lên đứng thứ 4 trong các quốc gia có vốn FDI vào Việt Nam, với quy mô hơn 2,9 tỉ USD – con số rất lớn.

Các năm trước, đầu tư từ Trung Quốc thường tương đương Mỹ. Số liệu đầu tư FDI năm 2021 cho thấy các dự án của Trung Quốc thường có quy mô vốn đầu tư ở mức trung bình và nhỏ, không phải dự án có công nghệ cao.

Trong thời gian tới chúng ta phải tìm cho ra những nguyên nhân để hiện thực hóa được chiến lược thu hút FDI chất lượng cao.

* Sản phẩm sản xuất của Nike tại Việt Nam chiếm 51% tổng sản phẩm sản xuất của tập đoàn này trong năm 2021. Vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu đang tăng lên?

– Năm vừa qua có một điểm hết sức tích cực, đó là có sự tăng vốn đầu tư đột biến ở các dự án FDI mở rộng đầu tư. Dự án của LG Display Việt Nam tại Hải Phòng là ví dụ.

Điều đáng tiếc là kỳ vọng thu hút các dự án mới, công ty mới, các dự án có công nghệ cao, công nghệ nguồn, có hiệu quả cao vẫn còn hạn chế dù Chính phủ rất quyết tâm.

Khi Thái Lan đã chuyển hướng sang sống chung với COVID-19 thì chúng ta vẫn chống dịch khắt khe. Tuy nhiên, với các thay đổi chính sách chống dịch sau đó, độ phủ vắc xin của Việt Nam rất cao.

Một tín hiệu tích cực nữa là Chính phủ đã lập tổ công tác về thu hút FDI do một phó thủ tướng phụ trách, lãnh đạo Chính phủ cũng chủ động, trực tiếp gặp gỡ các nhà đầu tư lớn, đầu tư chiến lược.

Chủ tịch, bí thư các tỉnh cũng đã gặp gỡ trực tiếp để lắng nghe ý kiến của nhà đầu tư FDI. Các kiến nghị của một số hiệp hội nhà đầu tư nước ngoài được Chính phủ giải quyết rất nhanh.

Xu hướng dịch chuyển đầu tư ra ngoài Trung Quốc vẫn có khi chính phủ nước này tiếp tục theo đuổi chính sách zero COVID, ảnh hưởng lớn tới sản xuất. Trong làn sóng dịch chuyển đầu tư này, nhiều nhà đầu tư FDI đã chọn Việt Nam làm điểm đến.

Để Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất mới của thế giới - Ảnh 3.
Công nhân Công ty TNHH Changshin Việt Nam (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) – doanh nghiệp gia công giày Nike – trong giờ làm việc – Ảnh: A LỘC

Việt Nam còn nhiều cơ hội

* Vậy ông dự báo thế nào về thu hút đầu tư FDI của Việt Nam trong năm 2022?

– Nếu Trung Quốc vẫn giữ quan điểm zero COVID thì Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội trong thu hút FDI. Bởi chúng ta không hạn chế đi lại, vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên có đón được “đại bàng”, cần cách làm khác, xoay quanh 4 trụ cột.

Thứ nhất là tiếp tục cải thiện mạnh mẽ hạ tầng, trong đó phải đầu tư mạnh cho logistics vì hiện chi phí này rất cao.

Thứ hai là nhân lực chất lượng cao. Nếu nhà đầu tư FDI đưa công nghệ cao vào nhưng ta thiếu nhân lực thì họ không vào được.

Thứ ba là phát triển doanh nghiệp nội để bắt tay bình đẳng với các “đại bàng” FDI. Tính lan tỏa đầu tư FDI hiện nay dù đã được cải thiện nhưng vẫn rất thấp, vì vậy giá trị gia tăng thu được không nhiều, chỉ tập trung vào thuế và tiền lương người lao động.

Nhà đầu tư Mỹ, châu Âu đòi hỏi phải có hệ thống doanh nghiệp nội địa tốt mới vào. Họ đưa cả công ty lớn, công ty con vào Việt Nam thì chúng ta chỉ gia công.

Trụ cột thứ tư là từ phía Nhà nước. Ví dụ muốn phát triển doanh nghiệp nội thì phải có phong trào khởi nghiệp, sáng tạo, Nhà nước cần là điểm tựa để doanh nghiệp nội địa phát triển. Tương tự, câu chuyện phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thì Nhà nước cần đưa ra chính sách đào tạo phù hợp.

Nếu không làm tốt 4 trụ cột trên thì mong muốn thu hút FDI chất lượng cao của Chính phủ khó thành hiện thực.

* Để làm được 4 trụ cột như thế không đơn giản, có nhiều thứ liên quan?

– Ngoài 4 trụ cột, cần có những giải pháp cụ thể như cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cán bộ, cải cách chế độ tiền lương. Bên cạnh đó, cần tận dụng tốt các FTA đã ký kết.

Cơ hội đón đầu làn sóng hợp tác

Letou Research là một công ty đặc biệt chuyên nghiên cứu và tạo báo cáo về các thị trường và ngành ở nước ngoài, đặc biệt là khu vực các nước nói tiếng Trung. Điều này sẽ giúp ích cho các cá nhân và tổ chức có ý định mở rộng đầu tư sang các kênh nước ngoài nắm được tình hình, số liệu và triển vọng của điểm đến đầu tư của mình.

Chúng tôi hiểu được bản chất của kiến thức tại các địa phương khi làm kinh doanh xuyên biên giới. Letou sẽ giúp bạn xây dựng các chiến lược đúng đắn để thiết lập các chi nhánh mới, hợp nhất và mua lại hoặc tìm kiếm các mối quan hệ phù hợp ở thị trường điểm đến. Ngoài ra chúng tôi sẽ giúp bạn tư vấn rủi ro, điều tra về các đối tác tiềm năng nhằm giúp đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc hợp tác.

Địa chỉ website: 

letouresearch.com

findenchina.com

Finden China là một công ty thuộc Letou Research International Limited, một nhà cung cấp dịch vụ nghiên cứu thông tin được đăng ký tại Hong Kong và có trụ sở ở Việt Nam, cung cấp các dịch vụ thẩm định điều tra với phân tích các công ty và cá nhân Trung Quốc. Chúng tôi cam kết giúp khách hàng có được thông tin chính xác, nhanh chóng để kịp thời đưa ra các quyết định kinh doanh.

Các dịch vụ công ty chúng tôi:

Thông tin công ty ở Trung quốc, Hồng Kông, Đoài Loan.

Xác minh giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ do được chính quyền cấp tại Trung Quốc, Hong Kong, Ma Cao và Đài Loan.

Chúng tôi kiểm tra lý lịch đối tác kinh doanh bao gồm thông tin lý lịch cá nhân, lịch sử học vấn, các vấn đề thuế, vay nợ tín dụng, lịch sử phá sản, quyền sở hữu và chức vụ trong các công ty tại Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Ma cao.

Thông tin liên hệ:

findenchina.com

Email: support@findenchina.com

Cuối cùng là chuyển đổi số. Việt Nam có điểm xuất phát trong chuyển đổi số khá tốt. Người Việt khá nhanh nhạy với sử dụng công nghệ mới, có thế mạnh công nghệ thông tin, nên cần hỗ trợ thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khu vực này.

Bài viết liên quan

qcqc
qcqc