Tôi đã liên tục chia sẻ về lộ trình và các dự báo khả năng tăng lãi suất của FED và tiềm năng lãi suất mục tiêu mà FED mong muốn đạt tới. Và trong bài viết này, Tôi muốn chia sẻ thêm cái góc nhìn hơi khác một chút và hi vọng là nó sẽ không diễn ra.
1. Lãi suất tăng khi nào và giảm khi nào?
Trước tiên khi đưa ra các thuyết âm mưu, Tôi muốn ghi ra vài dòng về lãi suất và hi vọng là nó đúng.
Theo chúng ta được bơm vào đầu, thì:
Lãi suất tăng
Bối cảnh 1: Khi nền kinh tế hoạt động quá nóng, lãi suất cần tăng để cho các doanh nghiệp không tiếp tục phụ thuộc vào tiền rẻ, bớt vay để đầu tư và từ đó giảm bớt sức nóng của nền kinh tế.
Bối cảnh 2: Khi lạm phát quá cao, lãi suất tăng để kích thích tiết kiệm, thu bớt tiền về làm giảm lượng tiền đang lưu thông trong nền kinh tế. Từ đó sẽ làm giảm chi tiêu khiến nhu cầu hàng hoá giảm kéo theo giá hàng hoá giảm và từ đó lạm phát cũng giảm.
Bối cảnh thứ 3: FED tăng lãi suất quá mạnh khiến cho đồng USD mạnh lên, các thị trường mới nổi chịu tác động mạnh, đặc biệt là các Quốc gia với nợ USD quá nhiều khiến các quốc gia bắt buộc phải tăng lãi suất.
Lãi suất giảm
Bối cảnh 1: Khi nền kinh tế có nguy cơ bị suy thoái hoặc đã rơi vào tình trạng suy thoái, ngân hàng trung ương có thể giảm lãi suất để kích hoạt chu kỳ tiền rẻ, kích hoạt ‘cơn đói ăn’ của các doanh nghiệp nghiện tiền rẻ, họ đi vay để mở rộng đầu tư, sản xuất và người dân cũng có thể đi vay để tiêu dùng với chi phí rẻ hơn. Từ đó sẽ kích thích kinh tế.
Bối cảnh 2: Khi Nền kinh tế rơi vào tình trạng giảm phát như ECB và BOJ đã thực hiện.
Bối cảnh 3: Khi FED giảm lãi suất khiến đồng USD suy yếu, một số các quốc gia thiên về xuất khẩu sẽ có khả năng gặp tác động.
Tôi tóm lược vài ý hiểu chính như thế thôi.
2. Chu kỳ tăng trưởng – suy thoái kinh tế
Nếu điểm lại các cơn địa chấn khiến kinh tế toàn cầu rơi vào các đợt suy thoái, thì chúng ta có thể thấy dường như đây là 1 chu kỳ diễn ra khá đều đặn. Có tăng trưởng, thì phải có suy thoái và thường nó lặp lại sau mỗi 10 năm.
Đã có 3 đợt suy thoái gần nhất:
- Bong bóng Dot-com năm 2000.
- Đại suy thoái do thị trường thế chấp tại Hoa Kỳ năm 2008
- Suy thoái do Chiến tranh thương mại và Covid-19 năm 2019 – 2020.
Ở mỗi giai đoạn này, thời điểm mà Kinh tế đạt đỉnh cũng là thời điểm mà nó rơi cắm đầu sau đó cú rơi tự do đó sẽ kéo dài khoảng 3-6 năm, tuỳ từng giai đoạn.
Đối với nền kinh tế Hoa Kỳ, sau khi trải qua giai đoạn tăm tối, Hoa kỳ đã có chu kỳ mở rộng nền kinh tế kéo dài thứ 2 trong lịch sử từ 2010 – 2019 trước khi chiến tranh thương mại diễn ra.
3. Trước khi suy thoái, lãi suất USD thế nào?
- Năm 2000, lãi suất USD ở ngưỡng 6.5% và sụt giảm mạnh về ngưỡng 1.0% vào năm 2004, Kinh tế Hoa Kỳ bắt đầu mở rộng từ 2004 – 2008 và lãi cũng tăng từ 1.0% tới 5.25% vào năm 2007.
- Năm 2007, lãi suất USD đạt đỉnh tại 5.25% và bắt đầu Đại suy thoái, lãi suất cắm đầu về sát 0% vào năm 2011 để rồi kể từ đó trồi sụt và đạt đỉnh vào năm 2019 chạm ngưỡng 2.5%
- Năm 2019, chiến tranh thương mại diễn ra, lãi USD bắt đầu giảm khi GDP quay đầu giảm. Và tới năm 2020, Lãi suất USD 1 lần nữa về 0.1% sau chỉ 2 lần thực hiện cắt giảm với GDP -32%.
Như vậy, chúng ta đều thấy 1 điểm cơ bản là Kinh tế tăng trưởng, lãi suất tăng và ngược lại.
4. Thuyết âm mưu tăng lãi chuẩn bị cho suy thoái
Từ các yếu tố trên, và các dự báo gần đây từ các Mô hình dự báo cho thấy nguy cơ suy thoái kinh tế có thể diễn ra năm 2023 có điểm tương tự với những gì diễn ra năm 2000 và 2008. Một số mô hình cho ra xác suất cao với 8 lần dự báo trước đó thì 6 lần đúng.
Liệu FED có bỏ qua nguy cơ này hay không hay FED chỉ là đang chuẩn bị cho suy thoái.
Khi xem xét các yếu tố này, Tôi cho rằng có khả năng FED đang tăng thật nhanh lãi suất và có thể đưa lãi suất USD về tiệm cận ngưỡng của 2008 tức là 4.6 – 5.0% trước khi suy thoái diễn ra bởi Bối cảnh thị trường hiện tại của Hoa Kỳ vẫn còn đang tương đối tốt đẹp với 3 yếu tố:
- Thất nghiệp cực thấp, giống thập niên 1960
- Lương trung bình rất cao
- Nền kinh tế đang hoạt động ổn định, GDP mới chỉ suy thoái kỹ thuật 2 quý. Chưa quá nặng nề.
Do đó, FED đã tận dụng tối đa và triệt để các yếu tố này để đưa lãi suất lên cao. Chúng ta có thể nói vui với nhau là:
Kinh tế còn đang tốt, không tăng lãi suất thì khi suy thoái lấy gì giảm!?
Đây là bài toán nước BA dưới danh nghĩa chống lạm phát bởi:
- Nước cờ đầu tiên: Nếu Kinh tế Hoa Kỳ suy thoái thật, thì lúc đó FED giảm lãi suất sẽ là luận điểm hỗ trợ nền kinh tế và đồng thời là duy trì niềm tin vào đồng USD khi ngân hàng trung ương đang đưa ra giải pháp triệt để hỗ trợ nền kinh tế.
- Nước cờ thứ 2: Nếu kinh tế không suy thoái, thì việc FED tăng lãi suất là hợp lệ.
- Nước cờ thứ 3: Khi kinh tế không suy thoái và mọi thư cân bằng được như FED mong muốn, nếu FED giảm lãi suất sẽ kích thích thúc đẩy kinh tế hơn nữa.
Và tất nhiên lúc đó giới đầu tư, các doanh nghiệp, người dân và toàn thể nhân dân thế giới sẽ ca tụng FED giúp vị thế của Central Bank lớn nhất thế giới càng cao hơn và không thể thay đổi.
Cuối cùng
Đây chỉ là những dự đoán và Tôi cho rằng nó đáng để xem xét. Điều này giúp chúng ta có thể có những sự chuẩn bị tốt nhất cho những ngày tháng sắp tới và đặc biệt là suy thoái kinh tế trong năm 2023.
Vẫn ưu tiên Cash, giảm tỷ trọng nợ trước khi thị trường quay trở lại, hoặc tệ hơn là thị trường xấu đi thì chúng ta cũng tránh rơi vào tình huống tồi tệ nhất.
https://vn.investing.com/analysis/fed-va-cac-nhtw-tang-lai-suat-de-chuan-bi-cho-nguy-co-suy-thoai-kinh-te-vao-2023-200441484