Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến trái chiều cuối năm 2023

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến trái chiều cuối năm 2023

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa tuần giao dịch cuối cùng của năm 2023 (26-29/12), giá hàng hóa nguyên liệu diễn biến tương đối trái chiều. Lực bán áp đảo ở 3/4 nhóm hàng đang được giao dịch tại MXV, kéo chỉ số MXV-Index suy yếu 0,9% xuống 2.127 điểm. Giá trị giao dịch trung bình trong tuần đạt khoảng 5.000 tỷ đồng.

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến trái chiều cuối năm 2023- Ảnh 1.

Giá dầu chìm trong sắc đỏ sau hai tuần tăng giá

Theo MXV, kết thúc tuần giao dịch cuối cùng của năm 2023, giá dầu đóng cửa trong sắc đỏ sau hai tuần tăng giá. Xét cả năm 2023, giá mặt hàng này đã có 7 tháng giảm và 4 tháng tăng.

Cụ thể, giá dầu WTI với mức giá 71,65 USD/thùng, giảm 2,6% so với tuần trước đó. Dầu Brent giảm 2,23% xuống còn 77,04 USD/thùng. So với mức đỉnh cuối tháng 9, cả hai mặt hàng dầu thô giảm khoảng 20% giá trị. So với hồi đầu năm, dầu WTI được giao dịch thấp hơn khoảng 9 USD/thùng, đánh mất khoảng 11% so với năm 2022 và là mức giảm theo năm lớn nhất kể từ 2020.

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến trái chiều cuối năm 2023- Ảnh 2.

Theo MXV, nguyên nhân chính kéo giá dầu xuống thấp trong tuần qua là căng thẳng tại biển Đỏ hạ nhiệt và giảm bớt gián đoạn vận chuyển hàng, giúp nguồn cung được đẩy ra nhanh chóng hơn trong khi nhu cầu chưa có dấu hiệu khởi sắc rõ ràng.

Một số hãng tàu đã bắt đầu nối lại hoạt động trong khu vực sau khi Mỹ triển khai hoạt động quân sự đa quốc gia nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công của lực lượng Houthi và bảo đảm an toàn thương mại cho tàu chở hàng.

Kho cảng Novorossiysk, một trong những cảng vận tải dầu lớn của Nga sau khi bị đình chỉ vì bão cũng đã nối lại hoạt động. Ngoài ra, nguồn cung dầu ổn định từ Nga, nhà sản xuất lớn thứ ba thế giới sau Mỹ và Saudi Arabia, cũng góp phần gây áp lực lên giá. Các nhà phân tích cho biết sản lượng dầu của Nga dự kiến sẽ ổn định hoặc thậm chí tăng trong năm 2024 do quốc gia này đã vượt qua phần lớn các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Về nhu cầu cũng không có nhiều dự báo tích cực, làm gia tăng sức ép lên giá. Các kho dự trữ tại trung tâm lưu trữ chính Cushing, Oklahoma (Mỹ) đã tăng tuần thứ 11 để đạt mức cao nhất kể từ tháng 8. Sản lượng dầu thô của Mỹ tiếp tục ở mức kỷ lục 13,2 triệu thùng/ngày, minh chứng cho sự gia tăng mạnh mẽ trong hoạt động sản xuất của các nước ngoài OPEC.

Khảo sát của Reuters cho thấy giá dầu Brent dự kiến sẽ đạt trung bình 82,56 USD/thùng vào năm 2024, giảm so với mức ước tính 84,43 USD/thùng trong tháng 11; giá dầu WTI cũng được điều chỉnh giảm xuống mức trung bình 78,84 USD/thùng, từ mức 80,5 USD/thùng vào tháng trước.

Giới phân tích cho rằng tăng trưởng toàn cầu yếu sẽ hạn chế tiêu thụ dầu. Tuy nhiên, các rủi ro về yếu tố địa chính trị xung quanh căng thẳng tại khu vực Trung Đông, cùng kế hoạch sản lượng của nhóm OPEC+ sẽ khiến cho biến động giá dầu khó đoán trong năm mới.

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến trái chiều cuối năm 2023- Ảnh 3.

Giá ngô suy yếu 3 tuần liên tiếp

Khép lại tuần giao dịch cuối cùng của năm 2023, giá ngô đã giảm nhẹ, đánh dấu tuần thứ 3 liên tiếp suy yếu. Thị trường trong tuần biến động tương đối giằng co, với trọng tâm chú ý được tập trung vào khu vực Nam Mỹ. Bên cạnh triển vọng thời tiết tại Brazil có sự cải thiện, tình hình vụ mùa tích cực tại Argentina cũng đẩy lực bán.

Trái với ngô, lúa mì ghi nhận mức tăng mạnh gần 2% trong tuần qua, duy trì đà hồi phục từ vùng đáy. Sau giai đoạn khá im ắng, thị trường một lần nữa lo ngại về nguồn cung từ biển Đen sau khi khu vực này “nóng” trở lại.

https://vietstock.vn/2024/01/gia-hang-hoa-nguyen-lieu-the-gioi-dien-bien-trai-chieu-cuoi-nam-2023-34-1142590.htm

Bài viết liên quan

qcqc
qcqc