Vụ lừa đảo được cho là được thực hình dưới hình thức “giveaway” (tặng miễn phí) , theo đó những kẻ lừa đảo đóng giả là những người nổi tiếng hoặc những nhân vật nổi tiếng trong thế giới tiền điện tử. Họ hứa sẽ làm tăng số tiền điện tử mà các nhà đầu tư gửi – nhưng thực chất, số tiền đó sẽ vào túi riêng của họ!
Các vụ lừa đảo tiền điện tử đã gia tăng kể từ tháng 10 và đạt mức cao nhất kỷ lục trong quý đầu tiên của năm 2021, theo dữ liệu được FTC công bố hôm thứ Hai.
Quá trình kéo dài trong suốt khoảng thời gian tăng giá của bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số phổ biến khác. Bitcoin đã được giao dịch ở mức hơn 59,000 USD vào ngày 31 tháng 3 – với mức tăng hơn 450% so với mức 10,710 USD đóng cửa vào ngày 30 tháng 9.
Musk – Giám đốc điều hành của Tesla, là một người ủng hộ tiền điện tử. Trong một hồ sơ gửi lên SEC vào tháng 2, Tesla tiết lộ rằng họ đã mua số bitcoin trị giá 1.5 tỷ USD. Vào tháng 3, Musk cho biết Tesla sẽ chấp nhận bitcoin để mua xe. ( Sau đó lại “quay đầu” vì lí do môi trường!)
Công ty SpaceX của Musk gần đây cũng cho biết họ sẽ chấp nhận thanh toán bằng Dogecoin cho một chuyến bay lên mặt trăng vào quý đầu tiên của năm tới. Ông cũng tự gọi mình là “dogefather”
Theo FTC, sự gia tăng của Bitcoin có thể đã khiến các nhà đầu tư mới với mong muốn kiếm lợi nhuận rơi vào tầm ngắm những kẻ lừa đảo, đặc biệt là do tiền điện tử là lĩnh vực chưa thực sự phổ biến đối với nhiều nhà đầu tư, theo FTC.
Gần 7,000 trường hợp đã báo cáo các khoản đầu tư tiền điện tử không có thật từ tháng 10 đến tháng 3 và mất tổng cộng hơn 80 triệu đô la.
Con số đó gấp khoảng 12 lần số lượng báo cáo và gần 1,000% xét về mức thiệt hại được báo cáo so với cùng kỳ một năm trước đó, cơ quan này cho biết.
Số liệu thực có thể cao hơn nhiều vì dữ liệu chỉ phản ánh các vụ lừa đảo do nhà đầu tư báo cáo.
Trường hợp điển hình báo cáo khoản lừa đảo lên tới $1,900. Các nhà đầu tư trẻ tuổi (từ 20 đến 49 tuổi) có khả năng bị lừa đảo tiền điện tử cao gấp 5 lần.
Các loại lừa đảo tiền điện tử
Giáo viên Julie Bushnell cho biết The Independent rằng cô là nạn nhân của “trò lừa đảo quà tặng” của Musk. Bushnell đã đi đến đến một trang web điều hướng giống như một bài báo của BBC News, trong đó tuyên bố rằng Tesla đang có kế hoạch tặng một nửa trong số 1.5 tỷ USD đầu tư của mình vào bitcoin. Bushnell đã gửi 12,720 USD bitcoin, trước khi nhận ra rằng cô đã chuyển trực tiếp tiền điện tử của mình vào ví của một kẻ lừa đảo.
Đây không phải là lần đầu tiên tên của Musk bị những kẻ lừa đảo lợi dụng.
Vào năm 2020, những kẻ lừa đảo tiền điện tử đã nhắm đến Twitter và chiếm đoạt các tài khoản nổi tiếng trên trang mạng xã hội, bao gồm cả của Musk. Như CNBC đã báo cáo trước đây, những kẻ lừa đảo đã kiếm được ít nhất 121,000 USD bitcoin thông qua việc hack tài khoản.
Những kẻ lừa đảo tiền điện tử không chỉ mạo danh Musk để lừa gạt. Họ cũng thường mạo danh cơ quan chính phủ hoặc một doanh nghiệp nổi tiếng.
Nhiều người đã báo cáo việc nạp tiền mặt vào các máy ATM bitcoin để thanh toán cho những kẻ mạo danh tự xưng là từ Cơ quan Quản lý An sinh Xã hội, theo FTC. Những người khác đã mất tiền vào tay những kẻ lừa đảo giả danh Coinbase, một sàn giao dịch tiền điện tử nổi tiếng.
Cũng theo FTC, các nhà đầu tư cũng bị thu hút bởi các trang web không có thật trông giống như các cơ hội đầu tư hoặc khai thác tiền điện tử.
Họ thường cung cấp một số cấp độ đầu tư, hứa hẹn lợi nhuận càng lớn khi gia tăng khoản đầu tư vào. Các trang web như vậy thường sử dụng lời chứng thực giả mạo và biệt ngữ tiền điện tử để có vẻ đáng tin cậy. Họ khiến cho nó có vẻ như một khoản đầu tư dễ kiếm được lợi nhận, nhưng khi nhà đầu tư rút tiền, họ sẽ nhận ra số tiền đã hoàn toàn biến mất.
Nhiều người cũng đã trở thành nạn nhân của một phiên bản lừa đảo tiền điện tử khác có tên “trò lừa đảo lãng mạn”. Các nhà đầu tư sẽ tham gia vào các mối quan hệ “yêu xa”. Họ nghe những lời hứa hẹn đầu tư hấp dẫn của đối phương vào tiền điện tử để rồi bì “sập bẫy” .
CNBC