Hàng không thế giới lãi lớn, trong nước vẫn lao đao

Hàng không thế giới lãi lớn, trong nước vẫn lao đao

Nhu cầu đi du lịch tăng mạnh, cộng với giá nhiên liệu giảm, các ‘ông lớn’ hàng không quốc tế báo lãi lớn trong nửa đầu năm 2023. Tuy nhiên, các hãng bay nội địa vẫn chưa thoát khỏi khó khăn. Quốc tếHàng không thế giới lãi lớn, trong nước vẫn lao đaoNgọc Hà • {Ngày xuất bản}Nhu cầu đi du lịch tăng mạnh, cộng với giá nhiên liệu giảm, các ‘ông lớn’ hàng không quốc tế báo lãi lớn trong nửa đầu năm 2023. Tuy nhiên, các hãng bay nội địa vẫn chưa thoát khỏi khó khăn.

Hàng không quốc tế khởi sắc

International Airlines Group (IAG), tập đoàn mẹ của Aer Lingus và British Airways, vừa thông báo lợi nhuận 6 tháng đầu năm nay đạt 1,26 tỷ euro (tương đương gần 1,4 tỷ USD), so với mức lỗ 490 triệu USD của nửa đầu năm 2022.

Nhờ đó, nợ ròng của IAG đã giảm xuống còn 8,36 tỷ USD vào ngày 30/6/2023, trong khi con số này lên tới gần 11,5 tỷ USD vào ngày 31/12/2022.

Ông Luis Gallego, Giám đốc điều hành International Airlines Group, cho biết, năm nay, ​​tập đoàn dự kiến sẽ đạt công suất gần bằng năm 2019, tức khoảng 97% so với trước dịch Covid-19.

“Nhu cầu của khách hàng vẫn gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt là đối với du lịch giải trí. Khoảng 80% doanh thu trong quý III/2023 của tập đoàn đến từ vé được đặt trước. Các hãng hàng không của chúng tôi đã lên kế hoạch hỗ trợ hoạt động trong suốt mùa hè bận rộn”, ông Luis Gallego nói.

Hãng hàng không chính thức của FIFA World Cup 2022, vận chuyển 1,4 triệu hành khách tham dự sự kiện (Ảnh: Getty Images).Trong khi đó, doanh thu của Tập đoàn AirFrance-KLM trong hai quý đầu năm nay ở mức 7,6 tỷ euro (tương đương gần 8,4 tỷ USD), nợ ròng giảm 1,54 tỷ USD so với cuối năm 2022, bất chấp tình hình lạm phát.

Giám đốc Điều hành Tập đoàn, ông Benjamin Smith, nhận định: “Tình hình tại các sân bay đã tốt hơn nhiều. Năm nay là ‘cuộc chạy thử nghiệm’ cho 2024, khi Pháp sẽ đăng cai Thế vận hội Olympic và Paralympic mà Air France là đối tác chính thức”, theo lời ông Benjamin Smith.

Qatar Airways cũng báo lợi nhuận ròng đạt 1,2 tỷ USD trong năm tài chính 2022/2023. Tổng doanh thu tăng lên của tập đoàn là 21 tỷ USD, tăng 45% so với năm ngoái.

Đáng lưu ý, doanh thu từ hành khách tăng 100% so với năm 2022 nhờ công suất tăng 31% và hệ số tải là 80% – cả hai đều cao nhất trong lịch sử của Qatar Airways, dẫn đến thị phần tăng bền vững.

Đạt được con số này là bởi năm ngoái, Qatar là chủ nhà của giải bóng đá thế giới. World Cup đã mang lại sự gia tăng đáng kể về lượng hành khách cho Qatar Airways, khi đây là hãng hàng không chính thức của giải, vận chuyển 1,4 triệu hành khách tham dự sự kiện.

Nhờ đó, trong 6 tháng đầu năm, hãng đã vận chuyển 31,7 triệu hành khách, tăng 71% so với năm ngoái.

Tại Mỹ, doanh thu của United Airlines và các hãng hàng không khác cũng tăng mạnh, trong đó 40% đến từ các chuyến bay quốc tế và đang tăng nhanh hơn doanh thu nội địa. Như United Airlines, quý II/2023 đạt tổng doanh thu gần 14,2 tỷ USD, tăng 17% so với năm trước. Ngoài ra, hóa đơn nhiên liệu thấp hơn 26% cũng thúc đẩy lợi nhuận của United.

Delta Air Lines đạt doanh kỷ lục 14,6 tỷ USD, cao hơn 19% so với 6 tháng đầu năm. Chủ tịch Glen Hauenstein dự báo, nhu cầu đi lại đang gia tăng mạnh mẽ trong quý III, doanh thu của hãng sẽ tiếp tục tăng 11-14% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Reuters, các hãng hàng không toàn cầu dự báo năm 2023, lợi nhuận của ngành tăng hơn gấp đôi, lên 9,8 tỷ USD so với 4,7 tỷ USD trước đó nhờ nhu cầu đi lại mạnh mẽ và giá dầu giảm.

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cho hay, doanh thu toàn ngành dự kiến ​​đạt 803 tỷ USD, tăng 9,7%, tiến gần đến mức trước đại dịch năm 2019 (là 838 tỷ USD).

Tuy nhiên, IATA cũng cảnh báo sự chậm trễ trong việc cung cấp máy bay để đối phó với nhu cầu gia tăng có thể làm giảm khả năng phục hồi sau đại dịch của các hãng hàng không.

Hàng không trong nước vẫn gặp nhiều khó khăn (Ảnh: Hoàng Hà)Hàng không nội địa chưa hết khó

Ngược với xu hướng lạc quan của hàng không quốc tế, các hãng bay nội địa vẫn ghi nhận nhiều khó khăn.

Theo số liệu vừa được Vietnam Airlines (HN:HVNcông bố ngày 31/7, trong quý II, hãng ghi nhận tổng doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng trưởng 12,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 20.696 tỷ đồng. Đây là quý thứ 7 liên tiếp doanh thu của Vietnam Airlines tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước.

Sau khi trừ đi giá vốn, hãng ghi nhận lãi gộp 929 tỷ đồng trong quý II/2023. Đây cũng là quý lãi gộp thứ hai liên tiếp của tổng công ty. Lũy kế 6 tháng đầu năm, tổng công ty đạt doanh thu hơn 44.000 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ; lãi gộp đạt gần 2.900 tỷ đồng.

Tuy nhiên, do tính mùa vụ cũng như các yếu tố rủi ro tài chính và chi phí đầu vào như giá nhiên liệu, tỷ giá, lãi suất,… tổng công ty vẫn chưa có lãi sau thuế.

Sau khi hạch toán hết các khoản chi phí, Vietnam Airlines lỗ sau thuế 1.331 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay.

Do chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 quá 45 ngày so với thời hạn quy định, hơn 2,2 tỷ cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines đã bị hạn chế giao dịch kể từ ngày 12/7, và bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 11/7.

Cũng chịu nhiều khó khăn, 2022 là năm đầu tiên Vietjet Air (HM:VJC) báo lỗ, với mức lỗ sau thuế ở mức hơn 2.171 tỷ đồng, so với mức lãi gần 122 tỷ đồng trong năm 2021.

Tuy nhiên, tình hình có khả quan hơn với hãng hàng không này khi sang quý II/2023, Vietjet ghi nhận doanh thu và lợi nhuận vận chuyển hàng không lần lượt đạt 12.522 tỷ đồng và 72 tỷ đồng, tăng 10% và 101%; doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 16.872 tỷ đồng và 214 tỷ đồng, tăng 46% và 18% so với cùng kỳ năm 2022.

Lũy kế 6 tháng, Vietjet ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 29.770 tỷ đồng, tăng 87% và hoàn thành 60% kế hoạch năm. Mảng doanh thu phụ trợ duy trì mức tăng trưởng cao, đạt 9.000 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ và đóng góp 40% tổng doanh thu. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 387 tỷ đồng, tăng 167% so với cùng kỳ.

Tính đến 30/6/2023, tổng tài sản của Vietjet đạt hơn 71,5 nghìn tỷ đồng, chỉ số nợ/vốn chủ sở hữu 1,2 lần và chỉ số thanh khoản 1,5 lần. Số dư tiền và tương đương tiền tại thời điểm cuối quý 2/2023 đạt 2.165 tỷ đồng,

Đạt mức tăng trưởng này là nhờ hãng hàng không của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đẩy mạnh bay quốc tế, khi vận chuyển được 3,5 triệu lượt khách, chiếm hơn 50% lượng khách quốc tế tới Việt Nam trên các hãng bay nội địa. Ngoài ra, chi phí nhiên liệu bay được tối ưu nhờ vào đội tàu bay mới, giá nhiên liệu bay giảm khoảng 40% so với cùng kỳ.

Với Bamboo Airways, từ 2022 tới nay hãng vẫn gặp nhiều khó khăn. CTCP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) lỗ ròng hơn 17.600 tỷ đồng trong năm 2022 và âm vốn chủ sở hữu 835 tỷ đồng.

Vietravel Airlines chưa là công ty đại chúng nên số liệu tài chính chỉ được công bố với các cổ đông của hãng. Khởi đầu không mấy thuận lợi do gặp đại dịch Covid, đến nay, Vietravel vẫn khá thận trọng, chưa bung sức mở rộng về quy mô đội bay hay thị trường để chiếm lĩnh thị phần.

Công ty mẹ của Vietravel Airlines là Vietravel đã xin rút vốn, tách khỏi hãng bay này từ giữa năm 2021. Đến quý IV/2022, Vietravel đã tiếp tục giảm sở hữu tại Vietravel Airlines xuống chỉ còn 13,7%.

https://vn.investing.com/news/world-news/hang-khong-the-gioi-lai-lon-trong-nuoc-van-lao-dao-2042485

Bài viết liên quan

qcqc
qcqc