Nhiều 'đại bàng' vẫn đến Việt Nam ngay trong tâm dịch

Nhiều 'đại bàng' vẫn đến Việt Nam ngay trong tâm dịch

Bất chấp đại dịch, những “đại bàng” vẫn tiếp tục tìm đến VN làm tổ. Các chuyên gia nhận định, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của VN có các gam màu sáng tích cực.

Chiều 8.12, dưới sự chứng kiến của Ủy viên Bộ Chính trị – Phó thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh, Tập đoàn Lego (Đan Mạch) đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty liên doanh TNHH Khu công nghiệp VN – Singapore (VSIP) để xây dựng nhà máy mới tại Bình Dương. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 1 tỉ USD, phân kỳ đầu tư trong 15 năm, dự kiến được triển khai vào nửa cuối năm 2022 và bắt đầu đi vào hoạt động trong năm 2024. Đây sẽ là nhà máy thứ 6 trên toàn cầu và nhà máy thứ 2 ở châu Á (nhà máy đầu tiên xây tại Giang Tô, Trung Quốc) của Lego.

Những dự án tỉ USD

Theo Đại sứ Đan Mạch tại VN, dự án trên là dự án có số vốn đầu tư lớn nhất của nhà đầu tư Đan Mạch thực hiện tại VN. Đáng lưu ý, quá trình thực hiện dự án diễn ra khá nhanh. Giữa tháng 9, Đại sứ quán Đan Mạch đặt vấn đề với phía VN, sau đó đích thân Phó thủ tướng có cuộc điện đàm với lãnh đạo Lego để kết nối dự án và cuộc hội đàm giữa 2 bên diễn ra sau đó nửa tháng. Đến ngày 1.11, tại Anh, Tổng giám đốc Tập đoàn Lego đã có buổi gặp gỡ trực tiếp với Thủ tướng Phạm Minh Chính. Tất cả các hoạt động kết nối, gặp gỡ, trao đổi, ký kết… diễn ra trong thời gian rất ngắn.

Thành quả này nhờ vào cơ sở hạ tầng của VN đã và đang cải thiện nhiều, độ mở của nền kinh tế rộng hơn, các hiệp định thương mại tự do VN tham gia ký kết nhiều nhất trong khu vực.

Ông Phan Hữu Thắng (Nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH-ĐT)

Ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH-ĐT), nhận xét sự quyết liệt, nhanh nhạy trong công tác đối ngoại, quảng bá, xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài của các lãnh đạo trong thời gian ngắn vừa qua đã có tác động tích cực trong bối cảnh mới. Kèm theo đó là những gam màu sáng như đại dịch Covid-19 đang dần được kiểm soát, Chính phủ và các cơ quan chức năng đã kịp thời vào cuộc, đưa ra nhiều giải pháp, chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, chuỗi cung ứng sản xuất đã trở lại hoạt động cho thấy không khí “hồi sinh” rất rõ.

Nhiều 'đại bàng' vẫn đến Việt Nam ngay trong tâm dịch - ảnh 1
Tập đoàn Lego (Đan Mạch) chọn VN làm nơi đầu tư nhà máy thứ 6 với số vốn 1 tỉ USDNGỌC DƯƠNG

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) năm 2020 đạt trên 28 tỉ USD thì từ đầu năm đến ngày 20.11 cũng đã đạt trên 26 tỉ USD. Ngoài vốn đầu tư trực tiếp, vốn đầu tư gián tiếp qua các thương vụ mua bán sáp nhập cũng rất lớn. Số liệu mới công bố tại Diễn đàn M&A năm 2021 sáng 9.12 cho thấy trong 10 tháng đầu năm, vốn đầu tư nước ngoài qua góp vốn, mua cổ phần đạt gần 4,4 tỉ USD. Riêng thị trường M&A nói chung đã thu hút hơn 8,8 tỉ USD, tăng gần 18%.

Lego đến VN sau khi các tỉnh thành phía nam mở cửa nền kinh tế trở lại. Nhưng ngay cả trong cao điểm dịch Covid-19 bùng phát, đã có không ít “đại bàng” miệt mài tìm đến VN xây tổ. Cụ thể, tuần cuối tháng 7, dự án Nhà máy sản xuất giấy Kraft Vina công suất 800.000 tấn/năm của Nhật Bản đã chính thức được cấp phép với tổng vốn đầu tư 611,4 triệu USD, chuyên sản xuất giấy kraft, giấy lót và giấy bao bì tại tỉnh Vĩnh Phúc. Giữa tháng 5, nhà máy Công ty TNHH Polytex Far Eastern VN của nhà đầu tư đến từ Đài Loan cũng điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 610 triệu USD.

Đặc biệt, trong tháng 3, dự án Nhà máy điện khí Long An 1 và 2 của nhà đầu tư Singapore có vốn đăng ký 3,1 tỉ USD đầu tư truyền tải, phân phối điện và sản xuất điện tại Long An; Nhà máy LG Display của Hàn Quốc tại Hải Phòng điều chỉnh tăng 2,15 tỉ USD liên tiếp 2 đợt tháng 2 và tháng 8; Nhà máy nhiệt điện Ô Môn 2 của Nhật Bản với tổng vốn đăng ký 1,31 tỉ USD tại Cần Thơ…

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), diễn biến dịch Covid-19 đang rất phức tạp, nhưng thu hút FDI vào VN vẫn tăng, chứng tỏ nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì lòng tin với VN.

Covid-19 sáng 10.12: Cả nước 1.367.433 ca nhiễm | TP.HCM kêu gọi nhà thuốc tham gia chống dịch

Sẽ có sự hồi sinh mạnh mẽ

Trong 2 năm đại dịch, Nhật Bản là một trong các nhà đầu tư nước ngoài có sự chuyển hướng, tăng tốc đầu tư mạnh mẽ vào VN. Từ tháng 1 – 11 vừa qua, vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản vào VN đạt 3,7 tỉ USD, tăng đến 54% so cùng kỳ năm ngoái.

Theo nhận định của Cục Đầu tư nước ngoài, VN đang được đánh giá là điểm đến số 1 của doanh nghiệp Nhật Bản và là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại VN, chiếm gần 16% tổng vốn FDI vào VN. Ông Phan Hữu Thắng nhấn mạnh xu hướng chung VN vẫn là điểm đến của các nhà đầu tư, không thua kém các nước trong khu vực.

Ông Thắng phân tích năm đầu tiên bùng phát dịch bệnh Covid-19, VN đã tăng 5 bậc so với năm 2019, vào top 20 nền kinh tế thu hút FDI nhiều nhất thế giới trong bối cảnh dòng vốn FDI toàn cầu của năm đó giảm đến 35% xuống còn 1.000 tỉ USD (năm 2019 là 1.500 tỉ USD). Năm 2021, theo dự báo, vốn FDI cũng sẽ giảm nhẹ nhưng thu hút FDI của VN là khá bền vững so với các nước trong khu vực.

“Không phải nói để lạc quan trong nhà với nhau, các tổ chức kinh tế thế giới vẫn thừa nhận rằng kể cả trong đại dịch, VN vẫn là nước có mức tăng trưởng cao. Khảo sát cho thấy, các nhà đầu tư nói tìm thấy khả năng sinh lời cao khi vào đây. Thành quả này nhờ vào cơ sở hạ tầng của VN đã và đang cải thiện nhiều, độ mở của nền kinh tế rộng hơn, các hiệp định thương mại tự do VN tham gia ký kết nhiều nhất trong khu vực… Tuy nhiên, điểm yếu mà VN phải sớm khắc phục nếu muốn thu hút nhiều hơn nhà đầu tư mới nước ngoài là thiếu nhân sự cao cấp, hạ tầng chưa đồng bộ, logistics yếu và thiếu, công nghiệp hỗ trợ chưa mạnh”, ông Thắng nói.

Theo chuyên gia tư vấn đầu tư Robert Trần, Tổng giám đốc Tập đoàn RBNC, phụ trách thị trường Mỹ và châu Á – Thái Bình Dương, trong quá khứ, chúng ta hay nghĩ cứ phải giảm thuế doanh nghiệp, ưu đãi giá thuê đất, nhân công giá rẻ… sẽ hút “đại bàng”. Thời nay, những yếu tố đó không phải là ưu tiên, mà là hạ tầng, logistics, nhân sự, pháp lý, hệ sinh thái… mới là yếu tố quyết định. Nhân sự cao cấp của VN hiện nay không thiếu, thiếu chăng là chính sách thu hút FDI chưa ràng buộc yếu tố này một cách quyết liệt. Chẳng hạn, Singapore đưa ra quy định FDI vào quốc đảo này phải sử dụng nhân sự quản lý cao cấp là người Singapore. “Một yếu tố nữa là định hướng của Chính phủ VN về cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang có hiệu ứng tốt trong cộng đồng nhà đầu tư ngoại”, ông Robert Trần nhận định.

Cơ hội đón đầu làn sóng hợp tác

Letou Research là một công ty đặc biệt chuyên nghiên cứu và tạo báo cáo về các thị trường và ngành ở nước ngoài, đặc biệt là khu vực các nước nói tiếng Trung. Điều này sẽ giúp ích cho các cá nhân và tổ chức có ý định mở rộng đầu tư sang các kênh nước ngoài nắm được tình hình, số liệu và triển vọng của điểm đến đầu tư của mình.

Chúng tôi hiểu được bản chất của kiến thức tại các địa phương khi làm kinh doanh xuyên biên giới. Letou sẽ giúp bạn xây dựng các chiến lược đúng đắn để thiết lập các chi nhánh mới, hợp nhất và mua lại hoặc tìm kiếm các mối quan hệ phù hợp ở thị trường điểm đến. Ngoài ra chúng tôi sẽ giúp bạn tư vấn rủi ro, điều tra về các đối tác tiềm năng nhằm giúp đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc hợp tác.

Địa chỉ website: 

letouresearch.com

findenchina.com

Finden China là một công ty thuộc Letou Research International Limited, một nhà cung cấp dịch vụ nghiên cứu thông tin được đăng ký tại Hong Kong và có trụ sở ở Việt Nam, cung cấp các dịch vụ thẩm định điều tra với phân tích các công ty và cá nhân Trung Quốc. Chúng tôi cam kết giúp khách hàng có được thông tin chính xác, nhanh chóng để kịp thời đưa ra các quyết định kinh doanh.

Các dịch vụ công ty chúng tôi:

Thông tin công ty ở Trung quốc, Hồng Kông, Đoài Loan.

Xác minh giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ do được chính quyền cấp tại Trung Quốc, Hong Kong, Ma Cao và Đài Loan.

Chúng tôi kiểm tra lý lịch đối tác kinh doanh bao gồm thông tin lý lịch cá nhân, lịch sử học vấn, các vấn đề thuế, vay nợ tín dụng, lịch sử phá sản, quyền sở hữu và chức vụ trong các công ty tại Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Ma cao.

Thông tin liên hệ:

findenchina.com

Email: [email protected]

Bài viết liên quan