Ngoài độ uy tín, chất lượng dịch vụ môi giới thì chi phí giao dịch là một trong những tiêu chí hàng đầu của các trader khi lựa chọn sàn forex, trong đó, spread được xem là loại chi phí quan trọng nhất. Spread càng thấp thì trader càng tiết kiệm được chi phí, lợi nhuận được gia tăng.
Thị trường ngoại hối phát triển, kéo theo đó là sự ra đời của hàng trăm broker khác nhau đang hoạt động tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Đồng ý rằng, số lượng broker càng nhiều thì sự cạnh tranh càng cao, càng có lợi cho trader nhưng điều này cũng gây không ít khó khăn cho trader trong quá trình lựa chọn ra một sàn tốt nhất dành cho mình, đặc biệt là việc so sánh chi phí giao dịch của các broker đó.
Bằng sự trải nghiệm thực tế của mình trên thị trường và kinh nghiệm đánh giá điều kiện giao dịch của các sàn forex, đồng thời để giúp các bạn rút ngắn thời gian lựa chọn sàn thì kienthucforex đã xếp hạng top 5 các broker có spread thấp nhất để các bạn có thể tham khảo và lựa chọn cho mình một sàn phù hợp nhất.
Spread là gì? Spread có phải là loại chi phí duy nhất?
Spread là chênh lệch giữa giá mua vào (Ask) và giá bán ra (Bid) của một cặp tiền tệ, một chỉ số, cổ phiếu hay bất kỳ một loại tài sản nào đang được giao dịch trên thị trường ngoại hối. Đơn vị của spread là pip và giá trị của pip thường được quy đổi sang USD để tiện trong việc tính toán lợi nhuận hay thua lỗ.
- Tại sao spread lại là một loại chi phí?
Cặp EUR/USD có báo giá như sau: Bid là 1.12300, Ask là 1.12350, spread là 5 pips.
Khi đặt lệnh Buy, giá khớp lệnh là giá Ask: 1.12350. Giả sử giao dịch thắng, thị trường đi lên và các bạn quyết định đóng lệnh để chốt lời. Tại thời điểm đóng lệnh, giá của cặp EUR/USD thay đổi như sau: giá Bid: 1.17800, giá Ask: 1.17850, spread vẫn là 5 pips, thì khi đóng vị thế, giá khớp lệnh lúc này sẽ là giá Bid: 1.17800. Thay vì đóng lệnh với giá Ask như khi mở lệnh, các bạn sẽ có lợi nhuận 550 pips, nhưng thực tế giá khớp lệnh là giá Bid, lợi nhuận chỉ còn 545 pips. Chênh lệch 5 pips ở đây chính là chi phí mà các bạn phải trả cho giao dịch này. Trong trường hợp thị trường đi xuống thì thay vì chỉ lỗ 550 pips, các bạn sẽ phải chịu lỗ thêm 5 pips nữa.
Chính vì vậy, chênh lệch giữa giá Bid và Ask hay spread càng lớn thì chi phí giao dịch càng cao.
Ví dụ: spread trên cặp EUR/USD của broker A là 0.5 pips, broker B là 2 pips. Nếu giao dịch 1 lot, chi phí mà các bạn phải trả cho broker A là 5$, cho broker B là 20$.
- Spread có phải là loại chi phí duy nhất?
Tất nhiên, spread không phải là loại phí duy nhất. Trong forex, chi phí được chia thành 2 loại: chi phí giao dịch và chi phí khác. Chi phí giao dịch là số tiền mà trader phải trả cho broker trên mỗi giao dịch, bao gồm spread, phí hoa hồng và phí qua đêm. Chi phí khác là các chi phí không liên quan đến việc đặt lệnh, bao gồm các loại phí như phí nạp, rút tiền, phí quản lý tài khoản, phí khôi phục tài khoản…
Phí hoa hồng (commission): hay còn gọi là phí môi giới, là số tiền mà trader phải trả khi sử dụng nền tảng, dịch vụ của sàn. Commission cũng được áp dụng khi trader thực hiện giao dịch và được tính dựa vào khối lượng lệnh.
Phí qua đêm (swap): là số tiền mà trader có thể được nhận hoặc phải trả cho sàn khi giữ lệnh qua đêm. Phí này được tính dựa vào cơ chế chênh lệch lãi suất giữa các đồng tiền tại các quốc gia khác nhau.
Trong 3 loại chi phí giao dịch thì spread và commission là thu nhập chính của các broker.
Ai là người quan tâm nhiều nhất đến spread?
Các trader lướt sóng hoặc giao dịch trong ngày là những người chú trọng nhất đến spread và phí hoa hồng. Với xu hướng giao dịch ngắn hạn và không giữ lệnh qua đêm thì lợi nhuận họ nhận được trên mỗi lệnh là không nhiều nhưng bù lại họ giao dịch rất nhiều lệnh trong một ngày. Chính vì số pip thắng trên mỗi lệnh không cao nên họ không thể chi trả quá nhiều chi phí giao dịch. Spread và phí hoa hồng thấp là điều kiện tất yếu để họ lựa chọn sàn.
Đối với các trader giao dịch trung và dài hạn, họ giữ lệnh trong thời gian rất dài nên khi thành công, số pip thắng là rất lớn. Vì lợi nhuận trên mỗi lệnh cao, cộng với việc không phải đặt quá nhiều lệnh nên chi phí giao dịch mà họ phải trả cho sàn chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong số lợi nhuận đó, vì thế, đối với những trader này, họ không quá bận tâm đến spread và commission. Bù lại, vì giữ lệnh qua đêm trong một thời gian dài nên loại chi phí mà họ chú trọng nhất chính là swap.
Tuy nhiên, khi đầu tư thì ai cũng muốn tiết kiệm chi phí một cách tối ưu nhất, đặc biệt là các trader mới, vốn ít, nên dù có theo phong cách giao dịch nào thì ít nhiều họ cũng quan tâm đến spread và tất nhiên họ vẫn sẽ ưu tiên để chọn một broker có spread thấp.
Các tiêu chí lựa chọn sàn forex có spread thấp
Hiện nay, trên thị trường có đến vài trăm sàn forex đang hoạt động và trong số đó lại có rất nhiều broker có spread thấp. Tuy nhiên, một sàn forex có spread thấp chưa chắc đã là uy tín, nền tảng và các điều kiện giao dịch khác chưa chắc đã tốt. Chính vì thế, khi lựa chọn một sàn forex có spread thấp, các bạn cũng phải lưu ý đến các tiêu chí quan trọng khác, bao gồm:
- Hồ sơ pháp lý uy tín
Một broker có hồ sơ pháp lý uy tín khi broker đó được cấp phép bởi các cơ quan quản lý uy tín hàng đầu trên thế giới như FCA, ASIC, CySEC… giấy phép của các cơ quan này là bằng chứng cho độ tin cậy của sàn, tiền của trader sẽ tách biệt với tài khoản của broker và được gửi vào những ngân hàng cấp 1 tại các khu vực tài chính uy tín trên thế giới, khi xảy ra tranh chấp, trader sẽ được bồi thường hoặc giải quyết quyền lợi theo quy định của từng cơ quan. Bên cạnh đó, những cơ quan này sẽ đảm bảo các hoạt động môi giới của broker được minh bạch, không xảy ra tình trạng gian lận, lừa đảo.
- Tổng chi phí thấp
Spread thấp nhất không đồng nghĩa với tổng chi phí mà trader phải trả cho sàn sẽ thấp nhất. Trên thị trường thường có 4 loại broker: spread thấp + commission cao, spread cao + commission thấp, spread thấp + commission thấp và spread cao + commission cao. Spread và commission là 2 nguồn thu nhập chính của một broker nên họ buộc phải có chính sách cân đối giữa 2 loại chi phí này để vẫn mang lại thu nhập cho sàn. Các sàn forex Market Maker và STP có thu nhập chủ yếu từ spread nên chính sách thông thường của họ là miễn phí commission và một mức chênh lệch spread cực cao. Nhiều trader nhìn thấy “no commission” thì bị hấp dẫn nhưng họ không hề biết rằng một chính sách no commission + spread cực cao sẽ khiến họ mất nhiều chi phí hơn so với một mức commission vừa phải và spread thấp.
Trong khi đó, các sàn ECN thì chủ yếu lấy nguồn thu từ commission nên spread tại những sàn này cực kỳ thấp. Tuy nhiên, mỗi sàn sẽ có những chính sách về commission khác nhau, có sàn vẫn muốn thu nhập tốt thì họ sẽ áp dụng phí hoa hồng cao, có sàn muốn cạnh tranh hơn trên thị trường thì đưa ra một mức commission vừa phải và đặc biệt cũng có sàn chỉ áp dụng một mức phí commission thấp, mục tiêu của họ là đánh vào số lượng. Và nhiệm vụ của chúng ta là đi tìm những sàn ECN như thế.
Bên cạnh đó, cũng không thể không lưu ý đến các loại phí khác, đặc biệt là phí nạp, rút tiền. Đa số các sàn forex hiện nay đều miễn phí nạp, rút tiền cho trader hoặc áp dụng một mức phí cực kỳ thấp. Nếu lựa chọn được một sàn forex vừa uy tín vừa có chi phí giao dịch thấp nhưng phí nạp, rút lại quá cao thì cũng nên cân nhắc hoặc có thể hạn chế số lần rút tiền để giảm thiểu chi phí nhất có thể.
- Nền tảng và điều kiện giao dịch tốt
Ngoài các tiêu chí về độ uy tín và chi phí giao dịch thấp thì nền tảng và điều kiện giao dịch tại sàn phải chất lượng và phù hợp với nhu cầu, nguồn vốn của trader. Và một trong những yếu tố mà các bạn cần xem xét kỹ lưỡng chính là phần mềm giao dịch và độ trượt giá. Phần mềm giao dịch tốt hỗ trợ cho các bạn trong việc phân tích và đặt lệnh, trong khi vấn đề trượt giá ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của bạn trên thị trường này.
Top 5 sàn forex có spread thấp nhất.
Dưới đây là danh sách 5 sàn forex vừa có spread thấp nhất, vừa đáp ứng được những tiêu chí khác đã đề cập ở phần trên mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn. Đây cũng là những broker nhận được sự yêu thích của đông đảo các trader Việt ở thời điểm hiện tại.
- Gallen Captial
- XM
- FXTM
- ICMarkets
- HotForex
Một sàn forex có spread thấp nhưng không phải spread trên tất cả các loại tài khoản là như nhau. Mỗi sàn forex cung cấp cho trader nhiều loại tài khoản khác nhau, trong đó, 2 loại tài khoản cơ bản và phổ biến mà hầu hết các broker đều có chính là tài khoản Tiêu chuẩn (Standard) và tài khoản ECN. Tài khoản Tiêu chuẩn có spread cao hơn nhưng bù lại thường được miễn phí commission, tài khoản ECN thì có spread thấp và được áp dụng một mức commission nào đó. Mặc dù spread của tài khoản Tiêu chuẩn cao hơn ECN nhưng so với mặt bằng chung trên thị trường thì top 5 sàn forex ở trên có spread cạnh tranh nhất. Spread trên tài khoản ECN thì không cần phải bàn cãi, đó là 5 sàn có tài khoản ECN với spread thấp nhất hiện nay. Mức spread trong bảng so sánh trên đang là mức chênh lệch trung bình, nhưng hơn 90% thời gian giao dịch trên thị trường, các sàn forex này đều có spread chỉ từ 0.0 hoặc 0.1 pips.
Gallen Capital
Gallen Capital hiện tại đang là sàn forex được ưa chuộng nhất bởi đa số các trader Việt không chỉ bởi độ tin cậy, nền tảng giao dịch tốt mà Gallen Capital còn là broker có các loại chi phí thấp nhất hiện nay trên thị trường.Gallen Capital không tính phí nạp, rút tiền và thời gian xử lý lệnh rút tiền tại sàn forex này đang thuộc top 1 trên thị trường.
Gallen Capital , hay còn được biết đến ở Châu Âu là Gallen Markets trang web www.gallenmarkets.com