Chỉ số PMI là gì?
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) là một chỉ số về xu hướng kinh tế trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Nó bao gồm một chỉ số tổng hợp liệu các điều kiện thị trường hiện tại, được xem xét bởi góc nhìn của các nhà quản lý mua hàng tại các công ty, đang mở rộng, giữ nguyên hay thu hẹp. PMI dựa trên một cuộc khảo sát hàng tháng của các nhà quản lý chuỗi cung ứng trên 19 ngành, bao gồm cả hoạt động sản xuất hoàng hóa nguyên vật liệu đầu vào và sản xuất hàng tiêu dùng, cho những người ra quyết định kinh doanh, nhà phân tích thị trường và nhà đầu tư, và là một chỉ số hàng đầu về hoạt động kinh tế tổng thể ở Hoa Kỳ.
Cách thức hoạt động của chỉ số PMI
PMI được biên soạn và phát hành hàng tháng bởi Viện Quản lý cung ứng Mỹ (ISM). PMI dựa trên một cuộc khảo sát hàng tháng được gửi đến các giám đốc điều hành cấp cao tại hơn 400 công ty thuộc 19 ngành công nghiệp chính, dựa trên tỷ trọng đóng góp của họ cho GDP của Hoa Kỳ. PMI dựa trên năm lĩnh vực khảo sát chính: đơn đặt hàng mới, mức tồn kho, sản xuất, giao hàng của nhà cung cấp và việc làm. ISM đánh giá tỷ trọng mỗi khu vực khảo sát là như nhau. Các khảo sát bao gồm các câu hỏi về điều kiện kinh doanh và bất kỳ thay đổi nào của chúng, như “đang được cải thiện”, “không thay đổi” hoặc “xấu đi”.
PMI là một chỉ số có giá trị trong khoảng từ 0 đến 100. PMI trên 50 thể hiện sự mở rộng khi so sánh với tháng trước. Chỉ số PMI dưới 50 thể hiện sự co lại và PMI bằng 50 cho thấy không có sự thay đổi trong nhận định về triển vọng kinh tế. Chỉ số càng xa 50 thì sự báo hiệu về mức độ thay đổi càng lớn. PMI được tính toán như sau:
PMI = (P1 * 1) + (P2 * 0,5) + (P3 * 0)
Trong đó:
P1 = phần trăm câu trả lời “có sự cải thiện”
P2 = phần trăm câu trả lời “không thay đổi”
P3 = phần trăm câu trả lời “có sự suy giảm”
Một số đơn vị khác ngoài ISM cũng tham gia xuất bản chỉ số PMI, ví dụ như IHS Markit Group, nơi đưa ra chỉ số PMI cho các quốc gia khác nhau ngoài Hoa Kỳ.
Chỉ số PMI ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế như thế nào?
PMI và dữ liệu liên quan do ISM tạo ra hàng tháng từ các khảo sát của nó là các công cụ ra quyết định quan trọng cho các nhà quản lý trong nhiều vai trò khác nhau. Chẳng hạn, một nhà sản xuất ô tô, sẽ đưa ra quyết định sản xuất dựa trên các đơn đặt hàng mới mà họ mong đợi từ khách hàng trong những tháng tới. Những đơn đặt hàng mới này thúc đẩy quyết định mua hàng của ban quản lý về các bộ phận, linh kiện và nguyên liệu thô, như thép và nhựa. Số dư tồn kho hiện tại cũng thúc đẩy số lượng sản xuất mà nhà sản xuất cần hoàn thành để hoàn thành các đơn đặt hàng mới và duy trì một số lượng hàng tồn kho nhất định vào cuối tháng.
Các nhà cung cấp cũng đưa ra quyết định dựa trên PMI. Một nhà cung cấp phụ tùng cho một nhà sản xuất theo dõi chỉ số PMI để ước tính lượng nhu cầu trong tương lai cho các sản phẩm của họ. Nhà cung cấp cũng muốn biết khách hàng của mình có bao nhiêu hàng tồn kho, điều này cũng ảnh hưởng đến lượng sản xuất mà khách hàng phải tạo ra. Thông tin PMI về cung và cầu ảnh hưởng đến mức giá đưa ra của nhà cung cấp. Nếu số đơn đặt hàng mới của nhà sản xuất đang tăng, chẳng hạn, họ có thể tăng giá của khách hàng và chấp nhận sự tăng giá đầu vào từ các nhà cung cấp. Mặt khác, khi các đơn đặt hàng mới đang giảm, nhà sản xuất có thể phải hạ giá và yêu cầu chi phí thấp hơn cho các linh kiện, nguyên liệu mà họ mua. Một công ty có thể sử dụng PMI để giúp lập kế hoạch ngân sách hàng năm, quản lý mức độ nhân viên và dự báo dòng tiền.
Các nhà đầu tư cũng có thể sử dụng PMI như một lợi thế của mình vì đây là một “leading indicator”. Chỉ số PMI có xu hướng đi trước những thay đổi trong các chỉ số chính về hoạt động và sản lượng kinh tế trong thực tế, như GDP, sản xuất công nghiệp và tỷ lệ việc làm. Quan tâm đến giá trị và các chuyển động trong PMI có thể mang lại tầm nhìn xa có lợi trong việc dự đoán các xu hướng diễn biến tiếp theo của nền kinh tế.