Chứng khoán châu Á giảm, hoạt động công nghiệp của Nhật Bản tăng chậm

Chứng khoán châu Á giảm, hoạt động công nghiệp của Nhật Bản tăng chậm
Tag: #kinhtechinhtri,#thitruong,#tinkinhte,gallencapital

Thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương đồng loạt giảm điểm đầu phiên giao dịch ngày 24/5 trong bối cảnh hoạt động sản xuất công nghiệp Nhật Bản tăng chậm trong tháng 5.

Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,42% đầu phiên, trong khi chỉ số Topix giảm 0,34%.

Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,8%.

Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite giảm 0,1%. Chỉ số Shenzhen Component giảm 0,24%.

Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 0,59%.

Chỉ số S&P/ASX (Australia) giao dịch giằng co trong buổi sáng, tăng nhẹ 0,07%.

Chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương không bao gồm Nhật Bản giảm 0,43%.

htns3exhvfk3rjzmjajh7qzhie-8251-16533603

Công nhân sản xuất trong nhà máy của Kawasaki thuộc tập đoàn Mitsubishi Fuso Truck and Bus Corp, Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Reuters. 

Nhật Bản công bố dữ liệu hoạt động công nghiệp tháng 5 trong sáng nay. Theo đó, hoạt động công nghiệp tại nền kinh tế số 3 thế giới tăng chậm nhất 3 tháng trở lại đây.

Tập đoàn Toyota Motor cho biết họ sẽ cắt giảm sản lượng toàn cầu từ 100.000 -850.000 xe trong tháng 6 vì thiếu chip bán dẫn. Giá cổ phiếu của công ty này tăng 0,29% trong sáng ngày 24/5.

Thị trường chứng khoán Mỹ có phiên hồi phục mạnh trong đêm qua. Chỉ số Dow Jones Industrial Average tăng 618,34 điểm, tương đương 1,98%, lên 31.880,24 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 72,39 điểm, tương đương 1,86%, lên 3.973,75 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 180,66 điểm, tương đương 1,59%, lên 11.535,28 điểm.

Tâm lý thị trường được cải thiện sau khi tổng thống Joe Biden cho biết ông đang cân nhắc cắt giảm thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Trong bối cảnh giá hàng hóa leo thang, Nhà Trắng tháng trước cho biết họ đang đánh giá tác động của thuế quan đối với lạm phát. Hàng rào thuế quan được chính quyền ông Donald Trump dựng lên vào năm 2018, nhắm tới khối lượng hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ USD của Trung Quốc. Bắc Kinh cũng có những động thái trả đũa, kéo cả hai quốc gia vào một cuộc chiến thương mại chưa có trong tiền lệ.

“Thị trường coi phát biểu này là một dấu hiệu cải thiện mối quan hệ Mỹ – Trung, dù đây không phải là lần đầu tiên vấn đề giảm thuế được đưa ra bàn thảo”, theo Taylor Nugent, Nhà kinh tế học tới từ National Australia.

Bên cạnh đó, Mỹ vừa công bố khuôn khổ kinh tế Ấn Độ-Thái Bình Dương cùng với một số đối tác châu Á, trong đó có Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhóm các quốc gia này muốn xây dựng một bộ quy chuẩn quốc tế về nền kinh tế số, chuỗi cung ứng, phi carbon hóa và quyền lợi người lao động.

DALE BUSINESS ANALYST GALLEN CAPITAL

Bài viết liên quan