Công cụ tài chính phái sinh

Công cụ tài chính phái sinh

Các công cụ phái sinh là chứng khoán thứ cấp có giá trị dựa trên giá trị của chứng khoán cơ sở mà chúng được liên kết. Bản thân công cụ phái sinh đứng một mình là vô giá trị. Hợp đồng tương lai (futures), hợp đồng kỳ hạn (forwards), quyền chọn (option), giao dịch hoán đổi (swap) và chứng quyền (warrant) là các công cụ phái sinh thường được sử dụng.

Một hợp đồng tương lai, là một công cụ phái sinh vì giá trị của nó bị ảnh hưởng bởi hiệu suất của tài sản cơ sở. Tương tự, một quyền chọn cổ phiếu là một công cụ phái sinh vì giá trị của nó xuất phát từ giá trị của chứng khoán cơ sở. Mặc dù giá trị của một công cụ phái sinh dựa trên một tài sản, quyền sở hữu của một công cụ phái sinh không có nghĩa là quyền sở hữu tài sản đó.

Có hai loại sản phẩm phái sinh – “cố định” và “tùy chọn”. Các sản phẩm cố định (ví dụ: giao dịch hoán đổi, tương lai hoặc kỳ hạn) ràng buộc các bên tương ứng ngay từ đầu phải thực hiện các điều khoản đã thỏa thuận trong suốt thời hạn của hợp đồng. Các sản phẩm quyền chọn (ví dụ: hoán đổi lãi suất), mặt khác, cung cấp cho người mua quyền, nhưng không phải là nghĩa vụ, để thực hiện hoặc không thực hiện hợp đồng theo các điều khoản đã thỏa thuận ban đầu.

Tỷ lệ Risk: Reward được cho là cơ sở cho các triết lý đầu tư, và các công cụ phái sinh có thể được sử dụng để giảm thiểu rủi ro hoặc chấp nhận rủi ro với kỳ vọng lợi nhuận tương xứng. Ví dụ, một nhà giao dịch có thể cố gắng kiếm lợi nhuận từ việc giá giảm bằng cách bán một hợp đồng tương lai có liên quan. Các sản phẩm phái sinh được sử dụng như một công cụ cho phép chuyển giao các rủi ro liên quan đến giá của tài sản cơ sở giữa các bên liên quan.

Đối tượng sử dụng các công cụ phái sinh

Các công cụ phái sinh hàng hóa được sử dụng bởi nông dân và nhà chế biến nông sản để cung cấp một mức độ “bảo hiểm” rủi ro nhất định. Nông dân tham gia hợp đồng để cố định một mức giá chấp nhận được đối với hàng hóa họ bán, trong khi người nhà sản xuất ký hợp đồng để cố định giá đầu vào và nguồn cung bảo đảm cho sản xuất của họ. Mặc dù cả nông dân và nhà sản xuất đều giảm thiểu rủi ro bằng cách phòng ngừa chúng, cả hai vẫn phải đối mặt với những rủi ro khi giá trị hàng hóa thay đổi.

Ví dụ, trong khi người nông dân muốn chắc chắn về một mức giá cụ thể cho hàng hóa, giá có thể tăng (do mất mùa chẳng hạn) làm cho người nông dân đánh mất một phần thu nhập tiền năng. Tương tự như vậy, giá cả của hàng hóa có thể giảm xuống, và khiến nhà sản xuất phải trả nhiều tiền hơn cho hàng hóa hơn mà anh ta mua.

Ví dụ: giả sử rằng vào tháng 4 năm 2017, người nông dân ký hợp đồng tương lai kỳ hạn 3 tháng với một nhà máy xay để bán 5,000 giạ lúa mì với giá 4.40 đô la mỗi giạ vào tháng Bảy. Vào ngày hết hạn vào tháng 7 năm 2017, giá lúa mì trên thị trường giảm xuống còn 4.35 đô la, nhưng nhà máy xay phải mua với giá hợp đồng là 4.40 đô la, cao hơn nhiều so với giá thị trường là 4.35 đô la. Thay vì trả 21,750 đô la (4.35 x 5,000), anh ấy sẽ trả 22,000 đô la (4.40 x 5,000) và người nông dân may mắn kia bán được với giá cao hơn thị trường.

Hầu hết các công cụ phái sinh được giao dịch trên các sàn giao dịch chứng khoán quốc gia và được quy định bởi Ủy ban Chứng khoán, một số công cụ phái sinh khác được giao dịch qua quầy (OTC), thông qua trao đổi trực tiếp giữa các bên.

Hợp đồng tương lai

Chúng ta sẽ sử dụng câu chuyện về hai người bạn hư cấu để khám phá cơ chế hoạt động của một số công cụ phái sinh.

Gail, chủ trang trại Healthy, lo lắng về sự biến động của thị trường gia cầm, với các báo cáo về tính hình bệnh cúm gà có dấu hiệu xuất hiện ở phía đông. Gail muốn bảo vệ doanh nghiệp của mình trước những tin tức xấu khác, vì vậy, cô gặp một nhà đầu tư để ký một hợp đồng tương lai.

Nhà đầu tư đồng ý trả 30 đô la cho mỗi con chim khi những chúng sẵn sàng để giết mổ trong thời gian sáu tháng tới, bất kể giá chim trên thị trường. Nếu tại thời điểm đó, giá trên 30 đô la, nhà đầu tư sẽ nhận được lợi ích vì họ sẽ có thể mua chim với giá thấp hơn giá thị trường và bán chúng trên thị trường với giá cao hơn để kiếm lợi nhuận. Nếu giá giảm xuống dưới 30 đô la, Gail sẽ nhận được lợi ích vì cô ấy sẽ có thể bán chim của mình với giá cao hơn giá thị trường hiện tại, hoặc nhiều hơn những gì cô ấy sẽ nhận được khi bán chúng cho những người khác.

Bằng cách tham gia vào một hợp đồng tương lai, Gail được bảo vệ khỏi sự thay đổi giá trên thị trường, vì cô đã khóa mức giá ở 30 đô la cho mỗi con chim. Cô ấy có thể bị lỗ đi nếu giá bay lên tới 50 đô la mỗi, nhưng cô sẽ được bảo vệ nếu giá giảm xuống 10 đô la khi có tin chính thức về dịch cúm gia cầm. Bằng cách phòng ngừa với một hợp đồng tương lai, Gail có thể tập trung vào công việc kinh doanh của mình và hạn chế sự lo lắng về biến động giá cả.

Hợp đồng hoán đổi (Swap)

Bây giờ Gail đã quyết định rằng đã đến lúc đưa nông trại Healthy của mình lên một tầm cao mới. Cô đã thâu tóm tất cả các trang trại nhỏ hơn cạnh và muốn mở nhà máy chế biến của riêng mình. Cô cố gắng để có thêm tài chính, nhưng người cho vay – Lenny, từ chối cô.

Lý do từ chối tài chính của Lenny là Gail đã tài trợ cho việc tiếp quản các trang trại khác của cô thông qua khoản vay lãi suất thay đổi lớn và Lenny lo lắng rằng nếu lãi suất tăng, cô sẽ không thể trả được nợ. Anh ta nói với Gail rằng anh ta sẽ chỉ cho cô ta vay nếu cô ta có thể chuyển đổi khoản vay thành khoản vay có lãi suất cố định. Thật không may, những người cho vay khác của Gail từ chối thay đổi các điều khoản cho vay hiện tại của cô vì họ hy vọng lãi suất cũng sẽ tăng.

Gail đã may mắn khi gặp được Sam, chủ sở hữu của một chuỗi nhà hàng. Sam có một khoản vay lãi suất cố định có cùng quy mô với khoản vay của Gail và anh ta muốn chuyển đổi nó thành một khoản vay có lãi suất thay đổi vì anh ta hy vọng lãi suất sẽ giảm trong tương lai.

Vì những lý do tương tự, những người cho vay của Sam sẽ không thay đổi các điều khoản của khoản vay. Gail và Sam quyết định hoán đổi các khoản vay. Họ tìm ra một thỏa thuận trong đó các khoản thanh toán của Gail đi vào khoản vay của Sam và các khoản thanh toán của anh ta được chuyển cho khoản vay của Gail. Mặc dù tên của các khoản vay không thay đổi, hợp đồng của họ cho phép cả hai có được loại khoản vay mà họ mong muốn.

Có một chút rủi ro cho cả hai vì nếu một trong hai người vỡ nợ hoặc phá sản, người kia sẽ bị trả lại khoản vay cũ của họ, và có thể chịu một yêu cầu thanh toán mà Gail và Sam chưa kịp chuẩn bị. Tuy nhiên, nó cho phép họ hoán đổi các khoản vay để đáp ứng nhu cầu cá nhân của họ.

Hợp đồng quyền chọn (Option)

Nhiều năm sau, Healthy Farms giờ đã là một công ty niêm yết (với mã cổ phiếu HEN) và là nhà sản xuất gia cầm lớn nhất nước Mỹ. Gail và Sam đều mong muốn được nghỉ hưu. Trong những năm qua, Sam đã mua khá nhiều cổ phiếu của HEN. Trên thực tế, ông có hơn 100,000 đô la đầu tư vào công ty. Sam đang lo lắng về một cú sốc khác, có lẽ là một đợt dịch cúm gia cầm khác, có thể xóa sạch lượng lớn khoản đầu tư cho hưu trí của anh. Sam bắt đầu tìm kiếm ai đó chia sẻ rủi ro với mình. Lenny, bây giờ là một chuyên gia tài chính, đồng ý giúp anh ta một tay.

Lenny đưa ra một thỏa thuận trong đó Sam trả cho Lenny một khoản phí cho quyền (nhưng không phải nghĩa vụ) bán cổ phiếu HEN cho Lenny trong một năm tới với mức giá hiện tại là 25 đô la một cổ phiếu. Nếu giá cổ phiếu giảm mạnh, Lenny bảo vệ Sam khỏi việc mất khoản tiền tiết kiệm hưu trí của mình.

Lenny vẫn ổn vì anh ta đã thu phí và có thể xử lý rủi ro. Đây được gọi là tùy chọn bán (put option), nhưng nó có thể được thực hiện ngược lại bởi một người nào đó đồng ý mua cổ phiếu trong tương lai với giá cố định – tùy chọn mua (call option). Giá cổ phiếu HEN vẫn ổn định cho đến khi Sam và Gail đều rút tiền để nghỉ hưu, và Lenny thu lợi nhuận từ các khoản phí quyền chọn của mình.

Kết luận

Câu chuyện trên minh họa cách các công cụ phái sinh chuyển đổi rủi ro (và phần thưởng đi kèm) từ những người không thích rủi ro sang người ưa thích rủi ro. Mặc dù từng được Warren Buffett gọi với cái tên “vũ khí hủy diệt hàng loạt”, các công cụ phái sinh có thể là công cụ rất hữu ích trên thị trường tài chính, miễn là chúng được sử dụng đúng cách.

Bài viết liên quan

qcqc
qcqc