Dầu khí tăng giá ngộp thở, liệu than đá có lên ngôi?

Dầu khí tăng giá ngộp thở, liệu than đá có lên ngôi?
Tag: #kinhtechinhtri,#thitruong,#tinkinhte,baselmarkets

BASEL MARKETS – Thế giới đang bước vào một cuộc khủng hoảng năng lượng lớn chưa từng thấy kể từ những năm 1970 khi các nền kinh tế mở cửa trở lại và học cách sống chung với Covid-19.

Toàn cầu đang mắc kẹt trong bối cảnh giá dầu thô và LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng) tăng vọt, kết hợp với tình trạng khan hiếm than và người dân phải xếp hàng tại các trạm bơm xăng ở Anh. Thị trường năng lượng thế giới chưa trải qua sự trục trặc như vậy kể từ cú sốc dầu vào những năm 1970.

Giá khí đốt ở châu Âu và châu Á đang ở mức cao nhất mọi thời đại, giá dầu đạt mức cao kỷ lục trong ba năm qua và giá than tăng mạnh do tình trạng thiếu năng lượng ở Trung Quốc, Ấn Độ và Đức, theo báo cáo của Basel Markets.

Sự gia tăng nhu cầu chủ yếu được thúc đẩy bởi các nền kinh tế đang phục hồi và điều kiện thời tiết được dự đoán sẽ rất khắc nghiệt trên khắp Châu Âu và Đông Bắc Á. Cùng lúc đó, Trung Quốc ưu tiên tích trữ than và khí dự trữ trong nước bằng mọi giá, còn Nga thì miễn cưỡng cung cấp khí đốt cho Tây Âu.

Bên cạnh đó, giá khí đốt của Úc đã và đang phải đối mặt với mô hình định giá khí đốt đầy thách thức. Ngày càng có nhiều đồn đoán rằng giá khí đốt tự nhiên và LNG tăng cao cũng có thể gây hại cho các nhà bán lẻ năng lượng trong nước trong tương lai, nhưng có thể sẽ sớm giảm mạnh.

Giá xăng hỗn loạn

Theo ghi nhận của Basel Markets, tại Anh, tình trạng thiếu tài xế xe tải do lo sợ không đủ nhiên liệu đã một loạt vấn đề cho các nhà bán lẻ, dẫn đến tình trạng người dân hoảng loạn mua hàng tích trữ trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung. Hậu Brexit, nhiều tài xế xe tải ở châu Âu đã về nước và không bao giờ quay trở lại.

Nước Anh đang đứng trước vấn đề “mùa hè không có gió”, trong đó sản lượng điện tái tạo thấp hơn nhiều so với bình thường. Điều này gây ra áp lực đáng kể cho việc sản xuất điện vì khoảng 32,1% điện năng của cả nước được sản xuất từ ​​các nguồn năng lượng tái tạo.

Nước Anh đã chuyển đổi từ than đá thành nguồn điện trong những năm gần đây, và với nguồn cung cấp khẩn cấp thấp, sẽ rất khó để đột ngột chuyển sang sử dụng than đá.

Thủ tướng Boris Johnson vẫn cam kết phát triển năng lượng gió và muốn Vương quốc Anh trở thành “Ả Rập Xê-út về năng lượng gió” với các trang trại gió ngoài khơi. Ông tin tưởng việc này sẽ tạo ra đủ điện để cung cấp điện cho mọi gia đình ở Anh trong vòng một thập kỷ tới.

Giá dầu có dấu hiệu khởi sắc

Giá dầu ở Úc có thể bị đội lên cao hơn vì 80% xăng, dầu diesel và nhiên liệu máy bay đến từ châu Á. Điều này đã gây thêm khó khăn cho những người Úc muốn đặt vé máy bay vì giá nhiên liệu có thể vẫn ở mức cao.

Úc, nhà xuất khẩu LNG hàng đầu sẽ cần phải cạnh tranh với các đường ống dẫn khí đốt như Nord Stream 2 và Power of Siberia sắp tới. Điều này sẽ gây áp lực nặng nề lên 20 đến 30 hợp đồng cung ứng dài hạn béo bở sẽ hết hạn trong một vài năm tới của Úc với Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.

Ở châu Âu, nếu Anh và Đức giải quyết vấn đề cung cấp khí đốt với Nga, giá dầu có thể giảm vào giữa năm 2022. OPEC + (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa và một nhóm các nhà sản xuất dầu do Nga dẫn đầu) đã đồng ý tăng sản lượng dầu nhưng chỉ theo các bước đo lường, khiến giá dầu thô Brent đạt mức cao nhất trong ba năm, lên đến hơn 81 USD/thùng theo cập nhật của Basel Markets.

Cuộc khủng hoảng năng lượng đột ngột bao trùm cả thế giới, một loại nhiên liệu bị “ruồng bỏ” bất ngờ được săn đón: Chuyện gì đã xảy ra? - Ảnh 1.
Các đoạn ống xếp chồng lên nhau tại một cảng của Đức được dùng để xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream 2, một trong những dự án sẽ gây áp lực lớn lên các hợp đồng của Úc.

Tình hình hiện tại cũng mang lại cơ hội xuất khẩu cho các quốc gia ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương như Pakistan, Ấn Độ và Việt Nam. Được biết, các nước này đang đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng khí đốt của họ và mong muốn được nhập khẩu LNG.

Than đá lên ngôi

Khi thế giới cố gắng rời bỏ than đá nhằm giảm lượng khí thải carbon dioxide, sự suy thoái của thị trường khí đốt lại buộc các nước chuyển sang sử dụng loại nhiên liệu này để sản xuất điện và cho ngành công nghiệp. Giá than nhiệt ở châu Á tiếp tục đạt mức cao kỷ lục.

Châu Á không có đủ than để đáp ứng nhu cầu dự kiến. Mùa hè nóng nực tiếp nối mùa đông lạnh giá và sự tăng trưởng kinh tế ngày càng mạnh mẽ đã dẫn đến nhu cầu của người Trung Quốc lớn dần. Đây chính là nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng điện đang nổi lên ở Trung Quốc.

Trung Quốc mới nới lỏng tiêu thụ than, điều mà cách đây vài tháng vẫn bị siết chặt để đáp ứng các mục tiêu phát thải, khi thị trường khi các kho dự trữ cạn kiệt. Người mua Trung Quốc phải tìm nguồn cung từ nước ngoài để đảm bảo đáp ứng nhu cầu sưởi ấm và phát điện. Ấn Độ cũng đang phải đối mặt với tình trạng khó khăn tương tự.

Vào tháng 11/2020, ngành công nghiệp than của Úc đã gặp phải một cú sốc lớn khi Trung Quốc cấm cửa các lô hàng mà nước này nhập từ Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể “quay xe” và một lần nữa tiếp nhận nhập khẩu từ Úc.

Tại châu Âu, việc đóng cửa sớm các nhà máy hạt nhân và giá LNG tăng vọt được dự báo là nguyên nhân khiến việc sử dụng than tăng lên. Giá than nhiệt điện đang đạt mức cao nhất ở châu Âu; và ở Úc, giá than Newcastle tăng 250% (gần với mức cao kỷ lục năm 2008).

Cuộc khủng hoảng năng lượng đột ngột bao trùm cả thế giới, một loại nhiên liệu bị “ruồng bỏ” bất ngờ được săn đón: Chuyện gì đã xảy ra? - Ảnh 2.
Ở châu Âu và châu Á, nhu cầu sử dụng than tăng lên, giá than nhiệt điện đạt mức cao kỷ lục ở châu Âu.

Tương lai bất định

Cuộc khủng hoảng năng lượng cho thấy quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo sẽ mất nhiều thời gian hơn dự kiến. Quá trình này rất phức tạp, mơ hồ và không đơn giản chỉ là “bỏ nhiên liệu hóa thạch lấy năng lượng xanh”.

Điều này đặt ra một nghi vấn về việc thế giới loại bỏ nhiên liệu hóa thạch quá nhanh có thể gặp phải nhiều thách thức, đặc biệt là trong thời kỳ điều kiện thời tiết khắc nghiệt như hiện nay.

Các nhà lãnh đạo thế giới sẽ phải xem xét lại việc sử dụng kết hợp năng lượng trong vài năm tới và cũng nên đầu tư đáng kể vào lưu trữ năng lượng mặt trời và gió. Vấn đề này có thể sẽ gây ra tranh cãi trong Hội nghị về biến đổi khí hậu COP26 của Liên hợp quốc tại Glasgow (Scotland) vào ngày 31/10 sắp tới. Basel Markets sẽ thông tin thêm tới độc giả của vnkinhte.

DALE BUSINESS ANALYTICS BASEL MARKETS

Bài viết liên quan