Giá dầu tăng nhẹ trong phiên biến động ngày thứ Hai (19/9), khi những lo ngại về nguồn cũng khan hiếm lấn át những lo ngại về nhu cầu toàn cầu có thể giảm lại do đồng USD mạnh và khả năng nâng lãi suất lớn.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu Brent tiến 47 xu (tương đương 0.51%) lên 91.82 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 42 xu (tương đương 0.49%) lên 85.53 USD/thùng.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh do Nga dẫn đầu, được gọi chung là nhóm OPEC+, đã không đạt được mục tiêu sản lượng 3.583 triệu thùng/ngày trong tháng 8, một tài liệu nội bộ cho thấy. Vào tháng 7, OPEC+ cũng không đạt được mục tiêu sản lượng 2.892 triệu thùng/ngày.
Andrew Lipow, Chủ tịch tại Lipow Oil Associates, nhận định: “Các cuộc khảo sát về sản lượng của OPEC+ thấp hơn nhiều so với hạn ngạch của họ trong tháng 8 khiến thị trường cảm thấy rằng nhóm này chỉ đơn giản là không thể tăng sản lượng khi thị trường có nhu cầu”.
Các ngân hàng trung ương trên thế giới chắc chắn sẽ nâng lãi suất vay trong tuần này để kìm hãm lạm phát, và có một số rủi ro về mức tăng hoàn toàn 1 điểm phần trăm của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Chuyên gia phân tích cho biết nhiều nhà đầu tư một lần nữa không hành động chờ cuộc họp của Fed trong tuần này.
Dầu cũng chịu áp lực từ những hy vọng về cuộc khủng hoảng cung cấp khí đốt của châu Âu đã dịu bớt. Đức đã bảo lưu khả năng nhận khí đốt của Nga qua đường ống dẫn Nord Stream 1 đã bị đóng lại, nhưng điều này sau đó đã được sửa đổi và không có khí đốt nào được đưa vào.
Dầu thô đã tăng vọt trong năm nay, với dầu Brent tiến gần mức cao kỷ lục 147 USD/thùng hồi tháng 3/2022 sau khi cuộc xung đột Nga – Ukraine làm trầm trọng thêm lo ngại về nguồn cung. Những lo lắng về tăng trưởng kinh tế chững lại và nhu cầu đã khiến giá dầu giảm từ đó.
Đồng USD dao động gần mức đỉnh 2 thập kỷ trước khi Fed và các ngân hàng trung ương khác có quyết định chính sách trong tuần này. Đồng USD mạnh hơn làm các hàng hoá được neo giá theo đồng bạc xanh trở nên đắt đỏ hơn đối với người nắm giữ những đồng tiền khác và có xu hướng gây áp lực lên dầu và các tài sản rủi ro khác.
Thị trường cũng bị áp lực bởi dự báo nhu cầu suy yếu, chẳng hạn như dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vào tuần trước rằng sẽ không có tăng trưởng nhu cầu trong quý 4/2022.
Ngoài ra, các chuyên gia phân tích cho biết việc nới lỏng các lệnh hạn chế Covid-19 ở Trung Quốc, vốn đã ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng nhu cầu ở quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn thứ 2 thế giới, cũng có thể mang lại một số lạc quan.