Dầu vọt hon 5% do lo ngại nguồn cung từ Nga và đồng USD suy yếu

Dầu vọt hon 5% do lo ngại nguồn cung từ Nga và đồng USD suy yếu

Dầu vọt hon 5% do lo ngại nguồn cung từ Nga và đồng USD suy yếu

Giá dầu nối dài đà tăng vào ngày thứ Hai (18/7), được thúc đẩy bởi những lo ngại về nguồn cung khí đốt từ Nga và đồng USD suy yếu, bù đắp cho những lo ngại về nhu cầu do khả năng suy thoái kinh tế và việc Trung Quốc phong toả Covid-19.

 

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu Brent tiến 5% lên 106.27 USD/thùng, hợp đồng này đã tăng 2.1% vào ngày 15/7. Hợp đồng dầu WTI cộng 5.13% lên 102.60 USD/thùng, sau khi tăng 1.9% trong phiên trước đó.

Công ty độc quyền xuất khẩu khí đốt của Nga Gazprom tuyên bố việc cung cấp khí đốt cho châu Âu là bất khả kháng đối với ít nhất một khách hàng lớn, theo bức thư mà Reuters nhìn thấy, qua đó có khả năng làm gia tăng tình trạng suy thoái nguồn cung ở lục địa này.

Chuyên gia phân tích cấp cao Jeffrey Halley của Oanda chia sẻ: “Dầu Brent sẽ tìm thấy hỗ trợ vào cuối tuần nếu Nga không chuyển khí đốt trở lại Đức sau khi bảo trì đường ống Nord Stream 1”.

Một nguồn tin thương mại cho biết bức thư liên quan đến nguồn cung thông qua đường ống Nord Stream 1, một đường dẫn cung cấp chinh cho Đức và nhiều nước.

“Vào thời điểm này, vẫn chưa rõ liệu xuất khẩu khí đốt từ Nga sang Đức có hồi phục hay không”, chuyên gia kinh tế năng lượng cấp cao Hans van Cleef của ABN Amro cho biết.

“Với việc các nhà lãnh đạo châu Âu quyết tâm gia tăng trừng phạt đối với Điện Kremlin, khả năng chính phủ Nga sẽ công bố bước tiếp theo trong việc cắt giảm nhiều hơn dòng khí đốt tới châu Âu như một phản ứng trả đũa”, ông van Cleef nói.

Đồng USD suy yếu từ mức đỉnh nhiều năm vào ngày thứ Hai, qua đó hỗ trợ giá của nhiều hàng hoá, từ vàng đến dầu. Đồng USD suy yếu làm các hàng hoá được neo giá theo đồng bạc xanh trở nên hấp dẫn hơn đối với người nắm giữ những đồng tiền khác.

Cả dầu Brent và dầu WTI vào tuần trước đều ghi nhận tuần giảm mạnh nhất trong 1 tháng do lo ngại khả năng suy thoái sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu dầu.

Trong khi đó, các cuộc xét nghiệm Covid-19 hàng loạt tiếp tục diễn ra ở nhiều vùng thuộc Trung Quốc trong tuần này, làm tăng lo ngại về nhu cầu dầu từ quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới.

Tuy nhiên, nguồn. cung vẫn khan hiếm. Như dự báo, chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Ả-rập Xê-út đã không mang lại bất kỳ cam kết nào từ nhà sản xuất hàng đầu Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) về việc thúc đẩy nguồn cung dầu.

Ông Biden muốn các nhà sản xuất dầu vùng Vịnh tăng cường sản lượng để giúp giảm giá dầu và giảm lạm phát.

DALE BUSINESS ANALYST GALLEN CAPITAL

Bài viết liên quan