Dow Jones tương lai sụt 300 điểm, Nikkei 225 lao dốc gần 3%

Dow Jones tương lai sụt 300 điểm, Nikkei 225 lao dốc gần 3%

Dow Jones tương lai sụt 300 điểm, Nikkei 225 lao dốc gần 3%

Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ và chứng khoán châu Á đồng loạt giảm mạnh vào đầu ngày 29/08 sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell thể hiện quyết tâm chống lạm phát.

Tính tới lúc 9h25 (giờ Việt Nam), hợp đồng tương lai Dow jones giảm 300 điểm (tương đương 0.93%), S&P 500 và Nasdaq 100 giảm tương ứng 1.18% và 1.6%.

Tại châu Á, chỉ số Nikkei 225 khởi đầu phiên với mức lao dốc hơn 800 điểm (tương đương 2.8%), Kospi sụt 2.16% và ASX 200 rớt 1.79%.

 

Diễn biến tiêu cực này nối tiếp làn sóng bán tháo trên Phố Wall trong ngày 26/08. Tuần trước, Chủ tịch Fed Powell đưa ra thông điệp cứng rắn và ngắn gọn tại Jackson Hole, Wyoming, đồng thời đập tan hy vọng các NHTW sẽ sớm đảo chiều về xu hướng nâng lãi suất trong vài tháng tới.

Cuối tuần trước, Dow Jones lao dốc 1,008 điểm (tương đương hơn 3%), phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ tháng 5/2022. S&P 500 sụt 3.4% và Nasdaq Composite rớt 3.9%.

“Nhà đầu tư lại chuyển sang tâm lý phòng ngừa. Điều này càng củng cố quan điểm của chúng tôi rằng: Vẫn còn quá sớm để cho rằng tâm lý chấp nhận rủi ro cao gần đây đã trở lại vững chắc”, Rick Bensignor, Chuyên gia tại Bensignor Investment Strategies, cho biết trong báo cáo gửi khách hàng.

Tuần tới, nhiều quan chức Fed sẽ phát biểu, trong đó Phó Chủ tịch Fed Lael Brainard phát biểu vào ngày 30/08. Sau đó là báo cáo việc làm tháng 8/2022 vào ngày 02/09.

Thông điệp từ Jackson Hole: Tiếp tục nâng lãi suất cho dù kinh tế suy yếu

Lãnh đạo của các ngân hàng trung ương (NHTW) hàng đầu trên thế giới phát đi thông điệp cứng rắn và đồng nhất về cuộc chiến chống lạm phát. Tại hội nghị Jackson Hole, họ tuyên bố lạm phát đang diễn ra trên diện rộng, kéo dài và cần có động thái quyết liệt để ngăn cản lạm phát.

Các nhà hoạch định chính sách ở châu Âu và Mỹ vốn đang trong cuộc chiến chống lại lạm phát cao nhất trong nhiều thập kỷ. Các quan chức thể hiện quyết tâm nâng lãi suất và đẩy lùi các ý tưởng cho rằng họ sẽ giảm nhẹ nhịp độ nâng lãi suất nếu nền kinh tế suy yếu.

Thông điệp chung là các NHTW sẽ tiếp tục nâng lãi suất cho dù điều này gây tổn thương cho nền kinh tế, vì với họ, không thể kiểm soát được lạm phát sẽ phải trả cái giá còn đắt hơn.

Isabel Schnabel, thành viên của ủy ban điều hành ECB, thúc giục các đồng nghiệp quyết tâm kéo giảm lạm phát. Hiện tại, lạm phát tiêu dùng gần 10% ở châu Âu và hơn 8% ở Mỹ.

“Khả năng lạm phát ‘bén rễ’ vào kỳ vọng lạm phát đang quá cao, cái giá phải trả cũng cao. Điều này khiến các NHTW không thoải mái”, bà Schnabel cho biết. “Trong môi trường này, các NHTW cần hành động quyết liệt. Họ cần phải thể hiện quyết tâm đẩy lùi lạm phát vì nếu không người dân sẽ bắt đầu hoài nghi về sự ổn định của các đồng tiền pháp định”.

Bà cũng thừa nhận rằng hiện đang có rủi ro suy thoái, nhưng cho biết rằng: “Ngay cả khi bước vào suy thoái, chúng ta cũng chẳng có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục quá trình bình thường hóa”. Quan điểm này cũng tương tự với các nhận định của ông Powell trong ngày trước đó (25/08) rằng “giảm lạm phát sẽ khiến nền kinh tế tăng trưởng dưới đường xu hướng (below-trend growth) trong một khoảng thời gian”.

Bài viết liên quan

qcqc
qcqc