Giá dầu bất ngờ giảm sau 2 tuần tăng liên tiếp

Giá dầu bất ngờ giảm sau 2 tuần tăng liên tiếp
Tag: #kinhtechinhtri,#thitruong,#tinkinhte,gallencapital,oil

Gallen Capital – Giá dầu giảm khoảng 6% trong phiên giao dịch 9/5 trong bối cảnh tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, diễn biến phức tạp, châm ngòi cho tâm lý lo lắng triển vọng nhu cầu tiêu thụ dầu trong thời gian tới.

Giá dầu Brent giảm 6,45 USD, tương đương 5,7%, còn 105,94 USD/thùng. Giá dầu WTI giảm 6,68 USD, tương đương 6,1%, xuồng 103,09 USD/thùng. Giá cả hai loại dầu này đã tăng khoảng 35% trong năm nay.

Thị trường tài chính toàn cầu đang rung lắc mạnh trước những lo ngại liên quan tới làn sóng tăng lãi suất và rủi ro suy thoái. Các lệnh phong tỏa phần nào đã khiến cho tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc chậm lại trong tháng 4 vừa qua.

“Chiến lược phòng dịch thông qua phong tỏa tại Trung Quốc đang ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường dầu mỏ”, theo Andrew Lipow, chủ tịch Hiệp hội dầu mỏ Lipow, Houston.

Kim ngạch nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm 2022 giảm 4,8% so với cùng kỳ năm trước đó. Tuy nhiên, nhập khẩu dầu trong tháng 4 tăng gần 7%.

Kim ngạch nhập khẩu dầu từ Iran của Trung Quốc trong tháng 4 giảm mạnh khi nhu cầu từ các công ty lọc hóa dầu độc lập giảm sút sau khi các lệnh phong tỏa Covid 19 khiến cho biên lợi nhuận của họ giảm sút. Đồng thời, họ cũng chuyển hướng sang nhập khẩu dầu từ Nga có mức giá dễ chịu hơn.

Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục điều chỉnh trong khi “đồng bạc xanh” liên tục tăng giá, khiến cho dầu trở nên đắt đỏ hơn. Arab Saudi, quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, đã phải giảm giá dầu bán cho châu Á và châu Âu trong tháng 6.

Tại Nga, sản lượng dầu thô tăng lên trong đầu tháng 5, và hoạt động sản xuất đã bình thường trở lại, theo chia sẻ của Phó Thủ tướng Alexander Novak. Sản lượng dầu mỏ của Nga giảm trong tháng 4 khi các quốc gia phương Tây liên tục áp các biện pháp trừng phạt lên quốc gia này sau khi cuộc xung đột tại Ukraine bùng nổ.

Trong tuần trước, Ủy ban châu Âu (EC) đã đệ trình kế hoạch cấm vận dầu nhập khẩu từ Nga, giúp dầu Brent và WTI có tuần thứ 2 tăng giá liên tiếp. Bản dự thảo này cần sự chấp thuận tuyệt đối từ tất cả các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU)

EC cân nhắc hỗ trợ tài chính các thành viên thuộc khu vực Đông Âu nhằm giúp họ cải tạo hạ tầng năng lượng, nhằm thuyết phục họ đồng ý với kế hoạch của mình.

“Lệnh cấm vận của EU sẽ tạo ra một thay đổi lớn trên thị trường dầu mỏ châu Âu và toàn cầu. Rystad Energy dự báo châu Âu sẽ cắt giảm khoảng 3 triệu thùng dầu mỗi ngày từ Nga tính tới tháng 12/2022”, theo Bjørnar Tonhaugen, giám đốc nghiên cứu thị trường dầu tại Rystad Energy.

Các quan chức Đức đang chuẩn bị cho tình huống nguồn cung cấp khí đốt từ Nga bị gián đoạn với một gói ứng phó khẩn cấp, trong đó bao gồm giành quyền kiểm soát một số doanh nghiệp quan trọng, theo một nguồn thạo tin.

Nhật Bản, một trong số những quốc gia nhập khẩu dầu lớn, cũng sẽ dừng nhập khẩu dầu từ Nga “trên nguyên tắc”, Thủ tướng Fumio Kishida chia sẻ, nhưng họ sẽ cần thời gian.

2019-10-15t083155z-1628568235-2929-2377-

Kim ngạch nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm 2022 giảm 4,8% so với cùng kỳ năm trước đó. Ảnh: Reuters.

Kim loại quý

Giá vàng giảm hơn 1% trong ngày 9/5 trong bối cảnh đồng USD tăng giá lên mốc cao nhất gần 2 thập kỷ.

Giá vàng giao ngay giảm 1,4% xuống 1.856,26 USD/ounce tại thời điểm 14:00 giờ ET, trong khi giá vàng tương lai giảm 1,3% còn 1.858,60 USD/ounce.

“Đồng USD tăng giá mạnh trong bối cảnh Fed sẽ quyết liệt siết chính sách, qua đó kéo giảm sự quan tâm của nhà đầu tư tới vàng”, theo David Meger, giám đốc khối giao dịch kim loại của High Ridge Futures. “Đồng bạc xanh” giờ đây còn được coi là nơi trú ẩn an toàn đối với không ít người.

Trong khi đó, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ cũng không ngừng tăng lên, ảnh hưởng tiêu cực lên vàng và thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư cũng đang lo lắng về tình hình tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc trong năm nay. Trong khi vàng được coi là phương án phòng hộ của nhà đầu tư trước lạm phát và bất ổn kinh tế, nhưng với việc Fed đẩy mạnh tăng lãi suất, chi phí cơ hội của việc nắm giữ các loại hình tài sản phi lợi suất cũng sẽ tăng theo.

Giá palladium giao ngay tăng 1,6% lên 2.079,08 USD/ounce. Giá Platinum giảm 1,1% còn 952,06 USD/ounce. Giá bạc giảm 2,5% xuống 21,78 USD/ounce.

DALE BUSINESS ANALYST GALLEN CAPITAL

Bài viết liên quan

qcqc
qcqc