Lạm phát tại Trung Quốc tăng cao nhất nhiều năm tiềm ẩn rủi ro lớn với toàn cầu

Lạm phát tại Trung Quốc tăng cao nhất nhiều năm tiềm ẩn rủi ro lớn với toàn cầu
Tag: #kinhtechinhtri,#thitruong,#tinkinhte,baselmarkets

BASEL MARKETS – Trong vai trò nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, giá cả tại Trung Quốc tăng có thể coi như rủi ro lớn cho triển vọng lạm phát toàn cầu.

Chỉ số giá cả sản xuất tại Trung Quốc trong tháng 9/2021 tăng mạnh nhất trong gần 26 năm, như vậy áp lực lạm phát toàn cầu tăng lên khi doanh nghiệp sẽ phải đẩy phần chi phí tăng cao về phía người tiêu dùng.

Theo Basel Markets, chỉ số giá sản xuất tháng 9/2021 tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn dự báo của các chuyên gia và cao nhất tính từ tháng 11/1995 khi mà giá than đá và hàng hóa tăng vọt, số liệu của Cục Thống kê Quốc gia cho hay.

Hiện chưa có nhiều bằng chứng cho thấy giá cả tiêu dùng người dân phải chi trả đang tăng lên. Trong tháng trước, kết quả thống kê cho thấy chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,7%. Tuy nhiên điều này có thể sớm thay đổi khi mà nhiều doanh nghiệp sản xuất chứng kiến lợi nhuận của họ suy giảm đồng thời Trung Quốc chuẩn bị bước vào thời gian điện tăng giá chóng mặt trong bối cảnh tình trạng thiếu năng lượng trở nên tệ hại hơn.

Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế vĩ mô và chiến lược tại công ty chứng khoán China Renaissance Securities, ông Bruce Pang, nhận xét: “Khoảng cách chênh lệch giữa chỉ số PPI và chỉ số CPI đồng nghĩa rằng sẽ có những áp lực chuyển mức tăng chi phí”.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, ông Dị Cương, phát biểu tại hội nghị G20 rằng lạm phát của Trung Quốc ở mức vừa phải. Ông tái khẳng định rằng chính sách tiền tệ cần phải linh hoạt, có mục tiêu trọng điểm và phù hợp.

Theo dự báo của Basel Markets, lạm phát tại một loạt nước trên thế giới, từ châu Mỹ Latinh cho đến châu Âu đều đã tăng trong năm nay. Số liệu của Mỹ công bố vào ngày thứ Tư cho hay chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước ngay cả khi mà Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vẫn giữ quan điểm rằng áp lực giá cả chỉ diễn ra trong ngắn hạn và là hiệu ứng chuyển giao của kinh tế toàn cầu sau khoảng thời gian thoát khỏi đại dịch COVID-19.

Trong vai trò nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, giá cả tại Trung Quốc tăng có thể coi như rủi ro lớn cho triển vọng lạm phát toàn cầu.

Cú sốc từ tình trạng thiếu năng lượng của Trung Quốc đang bắt đầu gây ra nhiều tác động lớn trên toàn cầu, rất nhiều đối tượng từ hãng xe Toyota cho đến những người nông dân chăn cừu tại Australia hay người sản xuất hộp các tông chịu ảnh hưởng nặng nhẹ khác nhau, theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải.

Tình trạng thiếu điện tệ hại tại đất nước xuất khẩu lớn nhất thế giới đang bắt đầu gây tổn hại đến tăng trưởng của chính Trung Quốc, tác động lên chuỗi cung ứng có thể ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng của kinh tế toàn cầu hiện vốn đang chật vật phục hồi từ đại dịch COVID-19.

Cuộc khủng hoảng năng lượng tại Trung Quốc tác động đến thế giới ở thời điểm không thể tệ hại hơn nữa. Ngành vận tải thế giới hiện vốn đang gặp khó với chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn, hoạt động vận chuyển hàng loạt loại hàng hóa như quần áo hay đồ chơi bị trì hoãn. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang bắt đầu mùa thu hoạch nhiều loại nông sản, thực tế này không khỏi khiến nhiều người lo sợ về kịch bản chi phí thực phẩm leo thang.

“Nếu tình trạng thiếu điện và bị hạn chế sản xuất vẫn tiếp tục, nó có thể trở thành một yếu tố nữa gây ra nhiều vấn đề về nguồn cung, đặc biệt nếu nó bắt đầu tác động đến hoạt động sản xuất các sản phẩm xuất khẩu”, chuyên gia kinh tế cao cấp chuyên nghiên cứu về châu Á tại Oxford Economics – ông Louis Kuijs.

DALE BUSINESS ANALYTICS BASEL MARKETS

Bài viết liên quan