Nga dồn toàn lực ổn định giá dầu

Nga dồn toàn lực ổn định giá dầu
Tag: #kinhtechinhtri,#thitruong,#tinkinhte,baselmarkets

BASEL MARKETS – Gần đây, giá dầu đã leo thang và tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2014 đến nay.

Số liệu của Basel Markets cho thấy tại phiên giao dịch trên sàn London ngày 11/10, giá dầu thế giới đã tăng mức kỷ lục. Giá dầu thô tham chiếu Brent đã tăng 2,7% lên hơn 84,59 USD/thùng. Đồng thời, giá dầu WTI của Mỹ đã tăng 3,6%, lên 82,17 USD/thùng. Riêng từ đầu tháng 10/2021 đến nay, giá dầu trên thị trường thế giới đã tăng từ 8 – 10%. Đợt tăng giá lần này giống như tháng 10/2014.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và Goldman Sachs dự đoán từ nay đến cuối năm giá dầu thô thế giới sẽ tiếp tục tăng. Giá dầu Brent có thể vượt mốc 87 USD/thùng. Nhiều nhà kinh tế không loại trừ khả năng giá sẽ tăng lên 90 – 100 USD/thùng. Ngày 13/10/2021, tại phiên họp toàn thể của diễn đàn “Tuần lễ Năng lượng Nga”, Tổng thống V. Putin cho rằng giá dầu thô sẽ tiếp tục tăng mạnh và có thể đạt ngưỡng 100 USD/thùng vào cuối năm nay.

Nguyên nhân dẫn đến giá dầu tăng

Giả dầu gần đây tăng mạnh liên quan đến một loạt các yếu tố. Kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi từ đại dịch COVID-19 dẫn đến nhu cầu dầu thô trên toàn cầu tăng, cũng như sự chuyển dịch của các ngành công nghiệp sử dụng khí đốt tự nhiên và than đá đắt tiền sang các sản phẩm dầu mỏ. Mặt khác, châu Âu đang đứng trước sự thiếu hụt khí đốt tự nhiên cho các nhà máy phát điện hoạt động do Nga và Norway không có khả năng đáp ứng nhu cầu, buộc phải chuyển sang sử dụng các sản phẩm dầu mỏ.

Theo Basel Markets, trong sáu tháng qua, chi phí khí đốt ở các nước châu Âu đã tăng lên nhiều lần và hiện gần chạm mốc khoảng 1,07 nghìn USD/1.000 mét khối. Trong phiên giao dịch ngày 6/10/2021, giá này đã tăng lên 2 nghìn USD, cao nhất từ trước tới nay.

 Ông Putin phát hiệu lệnh đanh thép: Nga dồn toàn lực, quyết ngăn thảm họa toàn cầu bằng mọi giá!  - Ảnh 1.

Châu Âu trước đây phụ thuộc nhiều vào các nguồn năng lượng tái tạo, chủ yếu là điện gió, trong khi họ đóng cửa các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, mùa hè năm nay, do thời tiết khô ráo và lặng gió nên lượng điện phát ra rất hạn chế. Để khắc phục tình trạng thiếu điện, châu Âu phải mua khí đốt với giá cao và vẫn dựa vào dầu mazut làm nhiên liệu dự phòng cho các nhà máy nhiệt điện truyền thống. Trong tình hình như vậy, châu Âu cần nhiều dầu hơn và nhu cầu tăng mạnh tất nhiên sẽ đẩy giá lên cao.

Sự thiếu hụt nguồn cung dầu mỏ trên thị trường một phần lớn là do nguồn cung cấp dầu mỏ từ Mỹ và các nước OPEC vẫn bị hạn chế, trong khi mức tiêu thụ nhiên liệu toàn cầu vẫn tăng lên đều đặn. Các nước OPEC vẫn thi hành chính sách giảm sản lượng và giữ nguyên các thoả thuận đạt được tại cuộc họp cuối cùng ngày 2/7/2021 chỉ tăng sản lượng 400 nghìn thùng/ngày bắt đầu từ tháng 8 đến hết tháng 12/2021.

Số lượng này là không đáng kể để có thể làm thay đổi mạnh mẽ cán cân cung cầu khi nhu cầu năng lượng của thế giới tăng mạnh. Việc nhóm OPEC chậm gia tăng sản lượng dẫn đến lượng dầu thực sự được cung cấp ra thị trường ít hơn rất nhiều so với mức dự kiến.

Ngoài ra, quá trình phục hồi sản xuất dầu ở Mỹ diễn ra hết sức chậm chạp sau thảm hoạ của cơn bão Ida, cơn bão mạnh nhất trong vòng 170 năm qua đã nhấn chìm nhiều địa phương trên đất Mỹ.

Theo ước tính mới nhất, hiện nay Mỹ đang sản xuất khoảng 11,3 triệu thùng/ngày và ngay cả trước cơn bão, con số này cũng chỉ ở mức 11,5 triệu thùng/ngày. Trước đó, sản lượng của Mỹ cũng đã tăng chậm hơn nhiều so với kỳ vọng của thị trường và sau thảm họa Ida, tình hình còn trở nên tồi tệ hơn.

Dự trữ dầu toàn cầu giảm cũng đóng một vai trò quan trọng. Sự sụt giảm mạnh trong kho dự trữ dầu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015 góp phần không nhỏ vào việc làm lệch cán cân cung cầu dẫn đến giá cả leo thang.

Giá dầu tăng ảnh hưởng tới kinh tế thế giới

Theo ước tính của Basel Markets, giá dầu tăng sẽ có những tác động to lớn đến nền kinh tế thế giới, tạo ra những thách thức mới trong chuỗi cung ứng và gia tăng áp lực lên các kế hoạch chuyển đổi năng lượng, cản trở sự phục hồi mong manh của chuỗi sản xuất toàn cầu sau đại dịch COVID-19, đặc biệt là những nước nhập khẩu dầu và nhóm nước có thu nhập thấp.

Giá dầu, khí đốt và các nguồn năng lượng khác tăng đồng loạt ảnh hưởng lớn đến tất cả các ngành sản xuất và chuỗi cung ứng hàng hoá. Ngành luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, ô tô, thực phẩm, dược phẩm….đều sẽ gặp khó khăn. Việc ngừng sản xuất hoặc giá cả tăng cao sẽ gây ra phản ứng dây chuyền lên các ngành công nghiệp khác và toàn bộ nền kinh tế.

 Ông Putin phát hiệu lệnh đanh thép: Nga dồn toàn lực, quyết ngăn thảm họa toàn cầu bằng mọi giá!  - Ảnh 2.

Giá điện tăng đã buộc nhiều ngành sản xuất tiêu thụ nhiều điện như luyện nhôm, phân bón… phải đóng cửa và sắp tới các nhà máy luyện thép cũng khó có thể tiếp tục sản xuất. Sự suy giảm sản xuất sẽ dẫn đến giảm nguồn cung trên thị trường, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lạm phát toàn cầu. Mùa đông chỉ mới bắt đầu, dự trữ than ở nhiều nước đang ở mức thấp kỷ lục. Vì vậy, khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng trong tương lai gần là hết sức khó khăn.

Chưa bao giờ giá dầu và khí đốt lại tăng cùng một lúc như hiện nay. Sự tăng giá này kéo theo giá các loại năng lượng, đặc biệt lài giá điện tăng vọt. Hiện nay, nhiều nhà máy ở châu Âu, trong đó có luyện kim, công nghiệp hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng là những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất do sự gia tăng khủng khiếp của giá dầu, khí đốt, than đá và điện đã buộc phải tuyên bố phá sản hoặc đóng cửa. Đây mới chỉ là bước đầu trong một quá trình ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế thế giới.

Ngành sản xuất phân bón khoáng, trong đó khí tự nhiên và điện là hai nhân tố quan trọng nhất cho quy trình sản xuất đã bị ảnh hưởng trước tiên. Công ty CF Industries của Mỹ, một trong những nhà sản xuất phân bón nitơ hàng đầu thế giới, đã tuyên bố ngừng hoạt động ở Anh. Yara International, nhà sản xuất phân bón lớn nhất châu Âu của Norway cũng buộc phải cắt giảm khoảng 40% sản lượng. Giữa tháng 10/2021, các công ty sản xuất phân bón ở Đức, Áo, Ukraine và Lithuania cũng đã tuyên bố giảm sản lượng hoặc ngừng hoạt động hoàn toàn. Trung Quốc đã quyết định giảm xuất khẩu phân bón.

Ngành luyện kim cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một trong những công ty hàng đầu thế giới về luyện nhôm ArcelorMittal sẽ phải tạm ngừng sản xuất tại một số nước châu Âu. Trước đó ít ngày, nhà máy duy nhất còn lại ở Hà Lan, thuộc công ty Aldel, đã ngừng sản xuất nhôm do lượng điện năng cần thiết để sản xuất một tấn nhôm hiện nay tốn gần gấp đôi.

Giá dầu, giá khí đốt tự nhiên tăng kéo theo giá điện và một loạt nguyên liệu đầu vào tăng dẫn đến sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế toàn cầu do ảnh hưởng chi phí cao của các nguồn năng lượng.

Ở cấp độ vĩ mô, chi phí năng lượng tăng liên tục buộc các nhà đầu tư phải cắt giảm các dự án và việc giảm đầu tư dẫn đến giảm động lực kinh tế hơn nữa.

Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, việc giá dầu, giá khí đốt và năng lượng tăng thời gian tới có thể dẫn đến đợt suy thoái kinh tế mới, tốc độ tăng trưởng GDP của các nền kinh tế lớn, đặc biệt là Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc giảm khoảng 0,5-1%.

Tại Trung Quốc, chưa bao giờ xảy ra tình trạng cắt điện trên diện rộng như hiện nay, kể cả Thủ đô Bắc Kinh do nhiều nhà máy điện phải đóng cửa. Alexander Osin, nhà phân tích thị trường chứng khoán Nga thuộc công ty “Freedom Finance” còn đưa ra nhận định bi quan hơn. Ông cho đây mới chỉ là bước khởi đầu và sắp tới nếu giá dầu, khí đốt, điện và các tài nguyên khác tiếp tục tăng mạnh có thể sẽ dẫn đến suy giảm GDP của các nền kinh tế hàng đầu này trong vòng 5%.

 Ông Putin phát hiệu lệnh đanh thép: Nga dồn toàn lực, quyết ngăn thảm họa toàn cầu bằng mọi giá!  - Ảnh 3.

Nhiều người cho rằng, các nước sản xuất dầu mỏ hàng đầu như Mỹ, Nga, Ả Rập Saudi, Nigeria, Iraq… được thu về một khoản thu nhập lớn sẽ không bị tác động. Tuy nhiên, ảnh hưởng của lạm phát do giá dầu, khí đốt và điện tăng sẽ không bỏ qua bất cứ nước nào. Giá cả các sản phẩm công nghiệp của châu Âu như ô tô, máy móc, thiết bị, hoá chất cho ngành dầu khí, công nghiệp..v..v.. tăng, không thể không ảnh hưởng tiêu cực đến giá hàng hóa nhập khẩu vào các nước này.

Ổn định giá dầu là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững của kinh tế thế giới

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán năm 2021 nhu cầu vàng đen toàn cầu sẽ tăng thêm 5,5 triệu thùng/ngày và năm 2022 là 3,3 triệu thùng/ngày, đưa nhu cầu dầu lên 99,6 triệu thùng/ngày, thấp hơn một chút so với mức trước đại dịch COVID-19. Trên bình diện toàn cầu, các thị trường năng lượng dự kiến những tháng tới ​​sẽ ở trong tình trạng hết sức khó khăn, với khả năng giá cao hơn vào mùa đông ở Bắc bán cầu.

Là tổ chức nắm trong tay hơn hơn 90% trữ lượng và hơn 50% sản lượng dầu thô toàn cầu, có thể nói nhóm OPEC đóng vai trò quyết định về giá cả để giữ được cân bằng giữa cung và cầu. Thoả thuận OPEC cắt giảm sản lượng dầu sẽ có hiệu lực từ nay đến cuối năm 2022. Như vậy, giá dầu chắc chắn sẽ còn tiếp tục leo thang.

Một trong những điều kiện quan trọng để nền kinh tế thế giới phát triển bền vững là sự ổn định giá cả trên thị trường năng lượng, quan trọng nhất là dầu mỏ, khí đốt và than đá.

Tại diễn đàn “Tuần lễ năng lượng Nga” mới đây, Tổng thống V. Putin nói, việc giá dầu nhảy vọt hiện nay không phục vụ lợi ích của nền kinh tế toàn cầu trong đó có Nga.

Sự ổn định lâu dài của thị trường năng lượng là đặc biệt quan trọng trong tình hình khó khăn hiện nay.

Theo ông V. Putin, tất cả các bên liên quan cần nhất trí về các cơ chế toàn cầu để cân bằng thị trường năng lượng. Nga sẽ cố gắng hết sức để góp phẩn thị trường dầu mỏ và khí đốt, Moscow không cho phép giá cả tăng mạnh.

Việc vượt qua khủng hoảng nhanh chóng không dễ dàng. Trong tương lai sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp phá sản hoặc ngừng hoạt động. Các chuyên gia nhận định tình hình này khó có thể khắc phục được một sớm một chiều, cuộc khủng hoảng sẽ kéo dài ít nhất một hoặc hai năm.

Giá dầu thế giới nhiều khả năng tiếp tục tăng. Mùa đông tới sẽ chỉ làm tình hình trở nên tồi tệ hơn trong bối cảnh khủng hoảng năng trên thế giới và ngoài nhu cầu sản xuất còn có nhu cầu về sưởi ấm. Hãng Bloomberg tỏ lo ngại tình trạng này có thể gây ra một cuộc suy thoái kinh tế mới trên toàn cầu.

DALE BUSINESS ANALYTICS BASEL MARKETS

Bài viết liên quan