Nỗi lo SVB nhấn chìm chứng khoán toàn cầu, cổ phiếu tài chính toàn cầu “bốc hơi” 465 tỷ USD

Nỗi lo SVB nhấn chìm chứng khoán toàn cầu, cổ phiếu tài chính toàn cầu “bốc hơi” 465 tỷ USD

Nỗi lo SVB nhấn chìm chứng khoán toàn cầu, cổ phiếu tài chính toàn cầu “bốc hơi” 465 tỷ USD

Chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương sụt mạnh trong phiên 14/03, nối tiếp đà giảm trên Phố Wall đêm qua, khi nhà đầu tư đánh giá tác động từ hai vụ sụp đổ ngân hàng ở Mỹ.

Ở Nhật Bản, chỉ số Topix giảm 2.34%, còn Nikkei 225 sụt 1.91%, với cổ phiếu SoftBank lao dốc 3.5% xuống thấp nhất kể từ tháng 10/2022.

Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm gần 2% và Kosdaq sụt 2.74%. Ở Australia, ASX 200 lùi 1.5%, phần lớn là do lĩnh vực ngân hàng.

Ở Hồng Kông (Trung Quốc), chỉ số Hang Seng sụt 1.73%, còn Shanghai Composite ở Trung Quốc đại lục giảm 1.04%.

Tại Mỹ, Dow Jones giảm 5 ngày liên tiếp, ngay cả khi Fed, FDIC và Bộ Tài chính Mỹ đã đứng ra đảm bảo cho tất cả người gửi tiền, đồng thời bơm thêm vốn cho các ngân hàng gặp rắc rối. Ở châu Âu, các chỉ số chứng khoán chuẩn đều giảm hơn 2%.

Làn sóng bán tháo cổ phiếu tài chính

Đến nay, cổ phiếu tài chính trên toàn cầu mất 465 tỷ USD vốn hóa khi nhà đầu tư đổ xô rút vốn khỏi các ngân hàng sau sự sụp đổ của Silicon Valley Bank.

Đà giảm tiếp diễn vào đầu ngày 14/03, với chỉ số tài chính khu vực châu Á-Thái Bình Dương của MSCI giảm tới 2.7% xuống mức thấp nhất kể từ ngày 29/11/2022. Cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group lao dốc tới 8.3% ở Nhật Bản, còn Hana Financial của Hàn Quốc sụt 4.7% và ANZ Group Holdings của Australia mất 2.8%.

Trước đó, cổ phiếu ngân hàng ở Mỹ cũng rớt sâu, dù giới chức liên bang vừa đưa ra kế hoạch hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng châu Á có vẻ ít bị tác động hơn trước sự vụ của SVB. Trong đó, cổ phiếu First Republic giảm tới hơn 70% trong phiên 13/03 dù đã được Fed bơm vốn.

Tổng vốn hóa của chỉ số MSCI World Financials và MSCI World Financials đã giảm 465 tỷ USD trong 3 ngày.

 

Hầu hết các ngân hàng ở Bắc Á “có ít rủi ro xảy ra hiện tượng rút tiền hàng loạt như SVB” vì bảng cân đối kế toán lành mạnh, thanh khoản dồi dào và đa dạng hóa cao, chuyên viên phân tích Francis Chan tại Bloomberg Intelligence viết trong báo cáo.

Vị chuyên gia này cũng lưu ý tới rủi ro thanh khoản và tín dụng của các ngân hàng nhỏ, cho rằng những rủi ro này có thể dễ bị bỏ qua.

Ngoài ra, các công ty tài chính có thể bị tác động bởi các khoản đầu tư vào trái phiếu và các công cụ tài chính khác. Ngày 13/03, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm giảm mạnh nhất kể từ đầu thập niên 80, vì kỳ vọng Fed có thể hoãn nâng lãi suất sau sự vụ của SVB.

“Chúng ta cần đánh giá khả năng hạ cánh cứng của nền kinh tế Mỹ và khả năng xoay chiều chính sách của Fed”, Michael Makdad, Chuyên viên phân tích tại Morningstar, cho hay. “Nếu điều đó không xảy ra, diễn biến của cổ phiếu tài chính Nhật Bản trong ngày hôm nay có lẽ là một phản ứng thái quá”.

https://vn.investing.com/news/world-news/noi-lo-svb-nhan-chim-chung-khoan-toan-cau-co-phieu-tai-chinh-toan-cau-boc-hoi-465-ty-usd-2019467

Bài viết liên quan