Cổ phiếu kết thúc ở mức thấp hơn trên Phố Wall, từ bỏ mức tăng trong tuần. Các chỉ số chứng khoán của Mỹ bắt đầu giảm vào thứ Sáu, với phần lớn đóng góp đến từ cú vấp của Amazon.
S&P 500 mất 23,89 điểm, tương đương 0,5%, xuống mức 4.395,26. Điều này đã kết thúc tháng tăng thứ sáu liên tiếp, chuỗi ngày dài nhất kể từ năm 2018 và nó vẫn nằm trong khoảng 0,6% so với mức cao kỷ lục được thiết lập vào hôm thứ Hai.Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones giảm 149,06 điểm, tương đương 0,4%, xuống mức 34.935,47, và tổng hợp Nasdaq giảm 105,59 điểm, tương đương 0,7%, xuống mức 14.672,68.
Giao dịch vào thứ Sáu chứng kiến gần hai cổ phiếu giảm trong S&P 500 cho mỗi cổ phiếu tăng. Sự giảm điểm của các cổ phiếu ngân hàng cùng các nhà sản xuất năng lượng đã mạnh hơn những khoản tăng khiêm tốn của các công ty bất động sản và các nhà sản xuất nguyên liệu thô.
Cổ phiếu Amazon đã giảm 7,6% sau báo cáo tăng trưởng doanh số bán hàng trong quý gần nhất chỉ ở mức 27%, không mạnh như các nhà phân tích mong đợi. Bởi vì Amazon là một trong những công ty lớn nhất trong S&P 500, biến động cổ phiếu của công ty này có sức nặng hơn đối với chỉ số chung. Chỉ riêng cổ phiếu Amazon đã chiếm hơn một nửa mức giảm điểm hôm thứ Sáu đối với S&P 500.
Amazon là một trong những công ty chiến thắng lớn nhất trong đại dịch, vốn khiến mọi người phải thu mình lại và mua sắm qua mạng. Nhưng giờ đây người dân đã dần quay trở lại các cửa hàng truyền thống và các hoạt động khác như trước khi đại dịch.Pinterest cũng gặp phải vấn đề tương tự trong quý gần đây nhất của mình. Cổ phiếu của công ty này đã giảm 18,2% sau khi báo cáo tốc độ tăng trưởng chậm hơn dự kiến về số lượng người dùng.
Đây là một tuần bận rộn. 3 phần 5 số công ty trong rổ S&P 500 đã phát hành báo cáo thu nhập và nêu chi tiết tình hình kinh doanh của họ cho mùa xuân vừa qua, theo FactSet. Lợi nhuận cho đến nay đã vượt qua những kỳ vọng vốn đã rất cao mà Phố Wall đặt ra. Sal Bruno, Giám đốc đầu tư tại IndexIQ cho biết. “Điều thực sự đáng khích lệ là doanh số bán hàng đang có xu hướng tích cực,” ông nói. “Điều đó cho tôi biết rằng các công ty đang phát triển, đi cùng với sự mở cửa trở lại của nền kinh tế”.
Cho đến nay, 88% công ty đã báo cáo doanh số bán hàng trong quý gần nhất thậm chí còn lớn hơn dự kiến của các nhà phân tích, theo FactSet. Các báo cáo thu nhập mạnh mẽ đã giúp hỗ trợ thị trường chứng khoán, ngay cả khi những lo lắng khác đã khiến giao dịch trở nên bất ổn hơn trong thời gian gần đây. Người ta đang quan tâm về việc liệu một biến thể mới của coronavirus có thể làm suy yếu nền kinh tế hay không, trong khi cuộc đàn áp của Bắc Kinh đối với các công ty công nghệ Trung Quốc đã khiến các nhà đầu tư trên khắp thế giới lo lắng. Lạm phát cao cũng vẫn là một rủi ro treo trên thị trường.Lợi tức trái phiếu kho bạc giảm sau một loạt các báo cáo về nền kinh tế và lạm phát.
Chi tiêu của người tiêu dùng, chiếm phần lớn của nền kinh tế, đã được tăng cường hơn so với dự kiến của các nhà kinh tế hồi tháng 6. Lạm phát cũng tăng lên mức nhanh nhất kể từ năm 1991, nhưng nó không cao như dự tính.Thu nhập bất ngờ tăng đối với người Mỹ trong tháng 6, trong khi kỳ vọng của họ về lạm phát thấp hơn một chút so với dự báo. Lợi tức trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm xuống 1,23% từ 1,27% vào cuối ngày thứ Năm.
Bruno cho biết, thị trường có thể sẽ giao dịch lộn xộn hơn cho đến hết tháng 8. “Triển vọng cơ bản nhìn chung là khá mạnh mẽ trong tương lai, ngay cả khi có một số điểm yếu và biến động ngắn hạn,” ông nói.
Mai Phương – Basel Markets Market Analyst