Sắc xanh trở lại chứng khoán Mỹ

Sắc xanh trở lại chứng khoán Mỹ
Tag: #kinhtechinhtri,#thitruong,#tinkinhte,gallencapital

Các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch 10/5. Chỉ số Dow Jones có phiên giảm điểm thứ 4 liên tiếp trong khi S&P 500 và Nasdaq hồi phục nhẹ sau “cơn bão” bán tháo của nhà đầu tư.

Theo đó, chỉ số Dow Jones Industrial Average giảm 84,96 điểm, tương đương 0,26%, xuống 32.160,74 điểm. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 tăng 9,81 điểm, tương đương 0,25%, lên 4.001,05 điểm, và chỉ số Nasdaq Composite tăng 0,98% lên 11.737,67 điểm.

Ranh giới giữa tăng và giảm điểm tương đối mỏng manh trong phiên giao dịch ngày hôm qua. Có thời điểm, S&P 500 tăng hơn 500 điểm nhưng bất ngờ giảm khoảng 850 điểm, thiết lập vùng đáy trong ngày.

“Chúng ta đang ở trong một giai đoạn khó khăn để có thể có được một phiên tăng điểm”, Paul Hickey, tới từ Bespoke Investment Group, chia sẻ trong chuyên mục “TechCheck” trong ngày 10/5. “Điều đó không có gì là bất ngờ trước xu hướng giảm điểm chung của toàn thị trường trong thời gian gần đây, và tôi cho rằng chúng ta sẽ thường xuyên được nhìn thấy sự biến động mạnh như thế này trong thời gian tới”, ông nói.

107059018-1652213257210-a5-img-8181-4878

Chỉ số Dow Jones có phiên giảm điểm thứ 4 liên tiếp.  Ảnh: CNBC.

Cổ phiếu công nghệ là trụ đỡ thị trường trong phiên giao dịch 10/5. Giá cổ phiếu của Microsoft và Apple tăng hơn 1%. Giá cổ phiếu của Intel và Salesforce tăng hơn 2%. Lĩnh vực công nghệ bị ảnh hưởng từ làn sóng bán tháo trong một vài tuần trở lại đây khi nhà đầu tư chuyển hướng từ cổ phiếu tăng trưởng sang tài sản đảm bảo trước nỗi lo suy thoái.

Trong khi đó, giá cổ phiếu của IBM giảm gần 4%. Home Depot, 3M và JPMorgan giảm khoảng 2%, kéo chỉ số Dow Jones vào vùng giảm điểm.

“Hiện tại, các cổ phiếu tăng trưởng, công nghệ, và chu kỳ có tác động lớn nhất tới thị trường”, theo David Sneddon, tới từ Credit Suisse.

Giữa “cơn bão” bán tháo, nhà đầu tư tiếp tục tìm kiếm vùng đáy của thị trường.

Một số nhà đầu tư, trong đó có nhà quản lý quỹ phòng hộ David Tepper, cho rằng làn sóng bán tháo sẽ sớm kết thúc. Ông chia sẻ với MC Jim Cramer của CNBC rằng ông kỳ vọng chỉ số Nasdaq sẽ cầm cự được ở mốc 12.000 điểm.

Lợi suất trái phiếu chính phủ giảm từ ngưỡng cao nhất nhiều năm. Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm hiện đã thấp hơn 3% sau khi thiết lập đỉnh mới chỉ vài ngày trước đó.

Diễn biến thị trường bị ảnh hưởng nhiều từ Fed và lộ trình hành động nhằm kiểm soát lạm phát của cơ quan này. Bên cạnh đó, nhà đầu tư tiếp tục theo sát những diễn biến mới nhất của cuộc xung đột Nga-Ukraine và tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc.

“Nếu như không có dấu hiệu tích cực nào xuất hiện, tôi cho rằng thị trường sẽ tiếp tục ‘mất phương hướng’ trong một thời gian dài nữa”, theo Tim Lesko, tới từ Mariner Wealth Advisors.

Trong phiên giao dịch trước đó, chỉ số S&P 500 thủng mốc 4.000 điểm, chốt phiên còn 3.975,48 điểm, thấp nhất kể từ tháng 3/2021. Chỉ số này hiện thấp hơn 17% so với đỉnh 52 tuần gần nhất, trong bối cảnh toàn thị trường đang nỗ lực phục hồi sau khi giảm điểm mạnh trong tuần trước đó.

Liên quan tới báo cáo lợi nhuận, giá cổ phiếu của Peloton Interactive giảm 8,7% sau khi công bố khoản thua lỗ cao hơn dự báo trong quý I. Giá cổ phiếu của AMC cũng giảm 5,4% trước kết quả kinh doanh không mấy khả quan quý vừa qua.

Nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu lạm phát tháng 4 của Mỹ, dự kiến sẽ được công bố trong ngày hôm nay. Nhiều người nhận định con số này sẽ thấp hơn 8,5% ghi nhận trong tháng 3, một dấu hiệu cho thấy lạm phát đã đạt đỉnh.

DALE BUSINESS ANALYST GALLEN CAPITAL

Bài viết liên quan