Thông tin kinh tế tài chính đầu phiên 11/11: Lạm phát tháng 10 của Mỹ thấp hơn dự đoán; Dow Jones tăng hơn 1.200 điểm; giá dầu ngắt mạch giảm; giá vàng tăng mạnh; tỷ giá USD giảm. Lạm phát tháng 10 của Mỹ thấp hơn dự đoánTrong tháng 10/2022, chỉ số CPI tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 7,7% so với cùng kỳ và thấp hơn dự báo. Trước đó, các chuyên gia dự báo CPI tăng 0,6% so với tháng trước và 7,9% so với cùng kỳ.
Loại trừ thực phẩm và năng lượng, CPI lõi tăng 0,3% so với tháng trước và 6,3% so với cùng kỳ – thấp hơn mức dự báo tương ứng 0.5% và 6,5%.
Đà giảm 2,4% của giá phương tiện di chuyển góp phần kéo giảm lạm phát. Giá quần áo giảm 0,7% và dịch vụ chăm sóc y tế giảm 0,6%.
Dow Jones tăng hơn 1.200 điểmChứng khoán Mỹ có phiên tăng mạnh nhất kể từ năm 2020 sau khi dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 giúp nhà đầu tư gia tăng hy vọng rằng lạm phát đã đạt đỉnh.
Kết phiên ngày 10/11, Dow Jones tăng 1.201,43 điểm (tương đương 3,7%) lên 33.715,37 điểm – phiên tăng mạnh nhất kể từ khi chứng khoán Mỹ phục hồi sau đại dịch; S&P 500 tăng 5,54% lên 3.956,37 điểm – phiên tăng mạnh nhất kể từ tháng 4/2020; Nasdaq Composite thậm chí tăng tới 7,35% lên 11.114.15 điểm – mức tăng tốt nhất kể từ tháng 3/2020.
Đồng USD giảm mạnhĐầu phiên giao dịch ngày 11/11 (theo giờ Việt Nam), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm mạnh 2,60%, xuống mốc 107,95.
Đồng USD đã giảm mạnh trong phiên giao dịch vừa qua, sau khi dữ liệu mới công bố chỉ ra rằng, giá tiêu dùng của Mỹ CPI tăng ít hơn dự kiến trong tháng 10 – dấu hiệu cho thấy lạm phát cơ bản đang hạ nhiệt, điều này có nghĩa là đã đến lúc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giảm tốc độ tăng lãi suất.
Dữ liệu này đã thúc đẩy đà tăng của các loại tiền tệ khác so với đồng USD; đồng yên Nhật đã có lúc leo lên mức tăng ngày mạnh nhất kể từ năm 2008 và đồng bảng Anh ghi nhận mức tăng hằng ngày lớn nhất kể từ năm 1985.
Giá vàng tăng dựng đứngĐêm 10/11 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.732 USD/ounce; vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York ở mức 1.735 USD/ounce – đều tăng mạnh sau khi Mỹ công bố lạm phát suy giảm nhanh và USD giảm giá.
Giá vàng thế giới đêm 10/11 thấp hơn khoảng 4,9% (89 USD/ounce) so với đầu năm 2022. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 52,2 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế và phí) – thấp hơn khoảng 15,1 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 10/11.
Giá dầu ngắt mạch giảmSau 3 phiên giảm liên tiếp, các hợp đồng dầu thô tương lai đã khởi sắc sau khi dữ liệu lạm phát tại Mỹ hỗ trợ nhà đầu tư hy vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ kiềm chế việc nâng lãi suất, điều này có thể hỗ trợ nhu cầu dầu.
Kết phiên, hợp đồng dầu Brent tăng 1,02 USD (tương đương 1,1%) lên 93,67 USD/thùng; hợp đồng dầu WTI tăng 64 xu lên 84,67 USD/thùng.
Chỉ số đồng USD cũng giảm hơn 2%, do dữ liệu kinh tế khả quan đã thu hút nhà đầu tư rời khỏi đồng tiền trú ẩn an toàn để hướng tới các tài sản rủi ro hơn bao gồm dầu. Đồng USD suy yếu làm dầu vốn neo giá theo đồng bạc xanh trở nên ít đắt đỏ hơn so với người nắm giữ những đồng tiền khác.
Tuy nhiên, Trung Quốc đang phải đối mặt với sự bùng phát trở lại số ca nhiễm COVID-19 ở một số thành phố kinh tế quan trọng, bao gồm Bắc Kinh. Những lo ngại về các lệnh phong tỏa đang kìm hãm đà tăng giá dầu thô.
Dow Jones tăng hơn 1.200 điểm
https://vn.investing.com/news/economy/thong-tin-kinh-te-tai-chinh-dau-phien-1111-pho-wall-bung-no-dow-jones-tang-hon-1200-diem-1999833