USD tăng trở lại do dự báo lạm phát tăng và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng khiến đồng USD trở nên hấp dẫn hơn khi so sánh với các đồng tiền đối tác chủ chốt. Bảng Anh, đô la New Zealand và rúp Nga cũng tăng mạnh do yếu tố lạm phát. Bitcoin duy trì ở mức cao trong tâm trạng phấn khích của nhà đầu tư. Riêng vàng tiếp tục giảm.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ vững ở mức cao sau nhiều tuần liên tiếp tăng, với trái phiếu kỳ hạn 5 năm đạt mức cao nhất kể từ tháng 2/2020 do các nhà đầu tư đặt cược rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) năm tới sẽ nâng lãi suất sớm nhất có thể.
Triển vọng lạm phát tăng mạnh cũng làm gia tăng khả năng Fed sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ sớm hơn dự kiến. Ngân hàng lớn nhất Đan Mạch – Danske – dự kiến Fed sẽ nâng lãi suất nhiều lần trong nửa cuối năm tới.
Các nhà phân tích của HSBC cho biết: “Lập luận trọng tâm của chúng tôi dựa trên hai yếu tố kết hợp với nhau để hỗ trợ đồng đô la, đó là sự điều tiết trong tăng trưởng toàn cầu và Fed đang dần dần hướng tới việc tăng lãi suất”, và thêm rằng: “Điều này có lẽ sẽ xảy ra sớm hơn dự kiến của chúng tôi.”
Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt – chiều 18/10 theo giờ Việt Nam tăng 0,1% lên 94,02, không xa mức cao kỷ lục hơn một năm đạt được vào tuần trước – là 94,563.
Trong khi đó, tại New Zealand, nơi giá tiêu dùng tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2010, các nhà phân tích cho rằng ngân hàng trung ương sẽ cần phải giữ đúng lộ trình nâng lãi suất, kể cả khi Auckland vẫn phong tỏa kéo dài do Covid-19.
Do đó, đô la New Zeland là một trong số ít những ngoại lệ khi tăng giá gần 0,5% so với USD trong ngày 18/10, lên mức cao nhất trong vòng một tháng, là 0,7105 USD. Lạm phát tại New Zealand đã tăng lên mức cao nhất trong vòng hàng thập kỷ.
Nhà phân tích tiền tệ của Basel Markets, Imre Speizer cho biết: “Phần còn lại của thế giới có lẽ đang vượt qua Mỹ về tốc độ tăng lạm phát và điều đó gây áp lực lên các ngân hàng trung ương đó nhiều hơn so với Mỹ”. Ông tin rằng việc lạm phát tăng vọt sẽ thúc đẩy Ngân hàng Dự trữ New Zeland tiếp tục đi đúng quỹ đạo của mình.
Đáng chú ý, bảng Anh vọt lên mức cao nhất trong vòng 20 tháng so với euro sau khi Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), Andrew Bailey, phát tín hiệu mới rằng ngân hàng trung ương đang chuẩn bị tăng lãi suất do rủi ro lạm phát gia tăng. So với USD, bảng Anh giữ ở mức ổn định.
Đồng bảng Anh đã tăng lên mức 84,25 pence/EUR, mức cao chưa từng có kể từ tháng 2/2020. So với USD, bảng Anh ở mức 1,3717 USD.
Cũng bởi kỳ vọng Anh tăng lãi suất nên lợi suất trái phiếu chính phủ Anh kỳ hạn ngắn đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 5/2019, với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm ngày 18/10 tăng 16 điểm cơ bản, lên 0,747%.
Thống đốc ngân hàng trung ương Anh đã thể hiện thái độ ‘diều hâu’ khi nói rằng “sẽ phải hành động” do giá năng lượng đẩy giá tiêu dùng tăng quá cao. Ông vẫn tin rằng lạm phát tăng sẽ chỉ là tạm thời, nhưng giá năng lượng tăng cao sẽ đẩy lạm phát đi lên và làm cho đà tăng kéo dài hơn.
Như vậy, từ đầu năm đến nay, bảng Anh đã tăng giá 5,5% so với euro. Các nhà phân tích cho rằng kỳ vọng BoE là động lực chính thúc đẩy xu hướng tăng của đồng tiền này, trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới đang chật vật trong tình trạng thiếu lao động, khủng hoảng năng lượng và số ca nhiễm Covid-19 gia tăng.
Các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu về CPI tháng 9 của Anh, sẽ công bố vào thứ Tư (20/10).
Đô la Australia chiều 18/10 theo giờ Việt Nam cũng neo ở mức cao nhất gần 6 tuần so với USD, là 0,7413 USD, do giá dầu đứng ở mức cao nhát 3 năm và có thẻ sẽ còn tăng hơn nữa do ảnh hưởng từ chuỗi cung ứng trên toàn cầu.
Rúp Nga tăng lên mức cao nhất 15 tháng so với USD do giá dầu tăng. Theo đó, chiều 18/10 theo giờ Việt Nam, rúp tăng 0,1% so với USD, lên 71,28 RUB, trước đó có lúc chạm 71,23 RUB, mức cao nhất kể từ cuối tháng 7/2020. So với euro, đồng rúp vững ở mức 82,76 EUR.
Tại Châu Á, baht Thái giảm giá, trong khi các đồng tiền khác hầu hết đi ngang so với USD.
Nhân dân tệ giảm nhẹ sau dữ liệu cho thấy kinh tế Trung Quốc quý 3 tăng thấp nhất trong vòng một năm và áp lực từ chi phí năng lượng có thể sẽ còn đè nặng hơn nữa lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, khiến nhà đầu tư trở nên thận trọng, chuẩn bị cho một giai đoạn mà kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng “gập ghềnh” – yếu tố sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới CNY.
CNY trên thị trường quốc tế chiều 18/10 theo giờ Việt Nam vững ở mức 6,4324 CNY.
Tỷ giá tiền tệ châu Á.
Trên thị trường tiền điện tử, Bitcoin dao động ở vùng cao do kỳ vọng vào quỹ ETF Bitcoin và lo ngại về lạm phát.
Trong ngày 18/10, Bitcoin có thời điểm đạt gần 63.000 USD/ounce, cuối ngày duy trì trên 61.000 USD.
Những người chơi tiền điện tử mong đợi việc Mỹ chấp thuận của ETF bitcoin đầu tiên – sẽ kích hoạt dòng tiền từ các tổ chức – vốn từ trước tới nay bị rào cản trong việc đầu tư vào tiền số.
“Chúng tôi đã rất phấn khích trước thông tin về ETF Bitcoin”,. giao ngay trước đây và điều này có thể cần nhiều công việc hơn về mặt quy định”, Chris Weston, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Pepperstone cho biết.
Lo ngại lạm phát gia tăng cũng làm gia tăng sự “thèm muốn” của nhà đầu tư đối với bitcoin, vốn có nguồn cung hạn chế, trái ngược với số lượng tiền tệ dồi dào do các ngân hàng trung ương phát hành trong những năm gần đây khi các cơ quan quản lý tiền tệ in tiền để kích thích nền kinh tế gặp khó khăn vì Covid.
Nhưng một số nhà phân tích lưu ý rằng, sau khi Bitcoin tăng mạnh gần đây có thể sẽ là một sóng giảm, khi các nhà đầu tư bán Bitcoin để chốt lời.
Giá Bitcoin trong 24 giờ qua.
Giá vàng giảm nhẹ do USD hồi phục, với vàng giao ngay chiều 18/10 theo giờ Việt Nam giảm 0,2% xuống 1.764,22 USD/ounce, trong khi vàng kỳ hạn tháng 12 giảm 0,2% xuống 1.764,70 USD/ounce.
DALE BUSINESS ANALYTICS BASEL MARKETS