Chỉ vài tháng sau khi niêm yết trên các sàn New York, các công ty Trung Quốc đã phải đối mặt với muôn vàn rào cản. Các giao dịch đang bị gác lại và các nhà đầu tư thì đang chịu thua lỗ nặng nề. Nền tài chính toàn cầu đã trải qua một cơn ớn lạnh khi Didi, công ty có mô hình hoạt động giống với Uber phá sản, chỉ vài ngày sau khi ra mắt giao dịch tại Mỹ. Ngay sau đó, Hội đồng Nhà nước ra thông báo giám sát chặt chẽ hơn với tất cả niêm yết từ nước ngoài.
Vào thứ 7, một cuộc đánh giá an ninh mạng đã được đề xuất tiến hành đối với Didi, công ty đang nắm giữ dữ liệu của hơn 1 triệu người dùng.Các dấu hiệu cảnh báo đã xuất hiện từ trước. Khi các nhà môi giới phát hành thu được tới 1.5 tỷ đô la nhờ việc giúp các công ty Trung Quốc được niêm yết trên sàn nước ngoài thì quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang ở mức thấp. Vào tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Trump đã ký một dự luật có thể xoá sổ các công ty Trung Quốc không đáp ứng các quy tắc kiểm toán ra khỏi sàn.
Ở đầu bên kia, ông Tập Cận Bình cũng tăng cường giám sát các công ty công nghệ lớn, một phần để đảm bảo kho tàng dữ liệu mà họ kiểm soát.Giờ đây, các ngân hàng Mỹ cho biết họ đang chờ đợi phần lớn các công ty IPO trên sàn Mỹ của Trung Quốc sẽ bị đình chỉ hoặc bị chuyển hướng sang các địa điểm khác như Hong Kong. Yêu cầu niêm yếu ở Trung Quốc đại lục cũng nghiêm ngặt hơn, khiến các giao dịch ở đó không chắc chắn sẽ thành công.
David Chin, người đứng đầu bộ phận ngân hàng đầu tư tại Châu Á Thái Bình Dương tại UBS Group AG (SIX: UBSG) cho biết: “Có một số điểm không chắc chắn có thể mất 1-2 tháng để giải quyết. Đến cuối cùng, Trung Quốc rồi sẽ tìm ra giải pháp bởi vì phía Mỹ đã từng rất ủng hộ các công ty internet của Trung Quốc”. Tuy nhiên trong lúc này, đường dây IPO tại Mỹ đang dần yếu đi. Một nạn nhân ngay lúc này là LinkDoc Technology, một công ty dữ liệu y tế có trụ sở tại Bắc Kinh đã phải tạm dừng việc chuẩn bị IPO ở New York trong tuần này. Ứng dụng sức khoẻ Keep và ứng dụng nghe podcast Ximalaya cũng đã không tiếp tục với kế hoạch nộp hồ sơ tại Mỹ.
Nhìn chung, có khoảng 70% các công ty Trung Quốc và Hong Kong có ý định IPO tại Mỹ đã phải chùn bước trong giai đoạn này. Do đó giá trị của các công ty công nghệ Trung Quốc đang lung lay khi mà các nhà đầu tư sẽ yêu cầu chiết khấu cao hơn để mua cổ phiếu. Trong tuần này, chỉ số Rồng vàng NASDAQ theo dõi một số công ty Trung Quốc lớn nhất được niêm yếu ở Mỹ đã giảm 145 tỷ đô la giá trị.
Vấn đề cốt lõi của những khó khăn gần đây nằm ở việc các cơ quan phía Hoa Kỳ sẽ kiểm tra gắt gao đối với các công ty nước ngoài có thể nắm giữ lượng lớn thông tin khách hàng. Hiện phía Trung Quốc cũng đang sửa đổi các quy tắc niêm yết ở nước ngoài nhằm giúp các công ty của nước này có nhiều thuận lợi hơn.
Hong Kong có vẻ được hưởng lợi từ sự mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Mỹ. Theo nhà phân tích Sharnie Wong của Bloomberg Intelligence, nếu các đợt IPO của các kỳ lân công nghệ Trung Quốc bị đình trệ, sàn giao dịch Hồng Kông vẫn thúc đẩy bằng cách niêm yết thứ cấp và chuyển đổi biên lai lưu ký của người Mỹ.
Kenneth Ho, giám đốc điều hành thị trường vốn cổ phần tại Haitong International, cho biết: “Một số công ty Trung Quốc hoạt động trong các lĩnh vực nhạy cảm có thể đang nghĩ đến việc niêm yết tại Hồng Kông thay vì Hoa Kỳ. Việc định tuyến lại sẽ cắt giảm các khoản phí dành cho các ngân hàng môi giới. Các ngân hàng thường tính phí khoảng 1,5% đến 2% cho các dịch vụ hàng tỷ đô la ở Hồng Kông, so với 3% đến 5% ở Hoa Kỳ vì phí thay đổi theo lĩnh vực và nhà bảo lãnh phát hành. Ở Trung Quốc đại lục, phí niêm yết trên bảng STAR công nghệ cao của Thượng Hải ngang bằng với Mỹ nhưng các nhà tài trợ được yêu cầu đồng đầu tư từ 2% đến 5% số cổ phiếu do khách hàng của họ phát hành, một thỏa thuận bất thường có thể hạn chế lãi suất trong các giao dịch hàng đầu do nhu cầu về vốn trong nước.
Các ngân hàng lớn như Goldman Sachs đang tăng cường nhân sự, tìm cách tăng gấp đôi hoặc gấp ba số nhân viên của họ ở Trung Quốc đại lục, khi họ mở rộng để thu về hàng tỷ USD lợi nhuận tiềm năng trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.Thị trường STAR của Trung Quốc đã giúp các công ty công nghệ tiếp cận nguồn vốn tại sân nhà dễ dàng hơn, mặc dù nó tập trung vào các công ty tập trung vào công nghệ.
Martin Chorzempa, thành viên cấp cao của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, cho biết sự phụ thuộc của Trung Quốc vào nguồn vốn nước ngoài để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của họ đã giảm so với cách đây chưa đầy một thập kỷ. “Chúng ta đang ở trong một thế giới mà các công ty Trung Quốc không khó để huy động một lượng lớn vốn mà không cần niêm yết cổ phiếu của họ trên thị trường.”Mặc dù vậy, ông David Chin cho biết vẫn còn nghi ngờ rằng nhiều công ty Trung Quốc có thể đáp ứng các yêu cầu niêm yết trong nước, vốn đã trở nên nghiêm ngặt hơn trong năm nay.“Cuối cùng thì họ sẽ phải lên sàn ở một nơi khác,” anh nói. “Chúng tôi đã rất quen với kiểu phát triển theo quy định và sự không chắc chắn này, và cuối cùng logic thương mại sẽ chiếm ưu thế và việc cấp vốn và IPO sẽ tiếp tục.”