Vì sao dân chứng khoán thường dùng thuật ngữ "Sell In May And Go Away" cho hiện tượng bán tháo cổ phiếu khi vào hè?

Vì sao dân chứng khoán thường dùng thuật ngữ
Tag: buy,sell

4 cách để chinh phục nỗi sợ hãi của bạn đối với thị trường chứng khoán

Thuật ngữ này được cho là bắt nguồn từ một câu ngạn ngữ Anh cổ “Sell in May and go away, and come on back on St. Leger’s Day.”

“Sell in May and go away” (tạm dịch: Hãy bán cổ phiếu trong tháng 5 rồi đi chơi) là một thuật ngữ giao dịch nổi tiếng cảnh báo các nhà đầu tư rằng hãy bán cổ phiếu mà họ nắm giữ trong tháng 5 để tránh mùa suy giảm trên thị trường chứng khoán. 

Nếu một trader tuân theo chiến lược này, người đó sẽ bán cổ phiếu vào tháng 5 và đầu tư trở lại thị trường chứng khoán vào tháng 11 để tránh khỏi biến động giảm trong giai đoạn tháng 5 đến tháng 10. Theo ghi nhận thực tế của một số nhà đầu tư, chiến lược này mang về kết quả tốt hơn là duy trì ở lại thị trường chứng khoán trong suốt cả năm trời.

Chiến lược này dựa trên dữ liệu lịch sử của một số cổ phiếu trong giai đoạn 6 tháng bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10 thường tỏ ra kém phong độ hơn so với giai đoạn từ tháng 11 đến tháng 4.

Nguồn gốc của thuật ngữ “Sell in May and Go Away”

Thuật ngữ này được cho là bắt nguồn từ một câu ngạn ngữ Anh cổ “Sell in May and go away, and come on back on St. Leger’s Day.” (Bán cổ phiếu vào tháng 5 rồi đi chơi, và trở lại vào Ngày St. Leger’s).

Cụm từ này nói đến một phong tục của giới quý tộc, thương gia và ông chủ nhà băng ở Anh, sẽ rời thành phố London đến các vùng ngoại ô suốt nhiều tháng hè. Ngày St. Leger’s Day liên quan đến cuộc đua ngựa thuần chủng St. Leger’s Stakes, thường được tổ chức vào giữa tháng 9 và là chặng cuối của 3 cuộc đua giải British Triple Crown.

Người thắng cuộc giải British Triple Crown là những ai chiến thắng cả 3 chặng đua ngựa bao gồm: 2000 Guineas Stakes tổ chức cuối tháng 4 đến đầu tháng 5, The Derby diễn ra vào thứ 7 đầu tiên của tháng 6, và St. Leger Stakes vào giữa tháng 9.

Các trader Mỹ thích dành nhiều thời gian cho các kỳ nghỉ lễ kéo dài từ Ngày lễ tưởng niệm (Memories Day: ngày thứ Hai cuối cùng của tháng 5) và Ngày Lao động (Labor Day: ngày thứ 2 đầu tiên của tháng 9) đã bắt chước xu hướng này và áp dụng cụm từ này như một châm ngôn đầu tư. 

Vì sao dân chứng khoán thường dùng thuật ngữ Sell In May And Go Away cho hiện tượng bán tháo cổ phiếu khi vào hè? - Ảnh 1.

Thị trường chứng khoán thường giảm trong tháng 5?

Thống kê từ năm 1950 đến khoảng năm 2013, chỉ số công nghiệp Dow Jones chỉ tăng bình quân 0,3% trong khoảng từ tháng 5 tới tháng 10, so với mức tăng bình quân 7,5% trong giai đoạn từ tháng 11 tới tháng 4, theo kết quả ghi nhận từ Forbes. 

Lí do chính xác cho sự biến động theo mùa này vẫn chưa được lí giải xác đáng. Khối lượng giao dịch thấp hơn vào các tháng nghỉ hè và dòng vốn đầu tư tăng lên vào các tháng mùa đông được xem là nguyên nhân của sự chênh lệch phong độ giữa kỳ đầu tư tháng 5-tháng 10 so với kỳ tháng 11-tháng 4.

Tuy nhiên, các bằng chứng mới đây mà tờ Investor’s Business Daily chỉ ra cho thấy mô hình đầu tư theo mùa này có thể không còn thực tế nữa. Theo tờ báo này, nếu nhà đầu tư bán cổ phiếu vào tháng 5/2016, họ sẽ bỏ lỡ một số cơ hội sinh lời. Chỉ số NASDAQ cuối tháng 4/2016 đạt 4775,36 điểm, đóng cửa tháng 5 với mức điểm cao hơn và tăng vọt vào cuối tháng 6. Chỉ số này đã tăng 55% từ cuối tháng 6/2016 đến cuối tháng 1/2018. 

Lựa chọn khôn ngoan thay thế cho chiến lược “Sell in May”

Thay vì bán vào tháng 5, một số nhà phân tích khuyên nhà đầu tư nên luân phiên. Điều này có nghĩa là các nhà đầu tư không cần đổ tiền mua cổ phiếu, thay vào đó cần đa dạng hóa danh mục, tập trung vào các khoản mục ít bị ảnh hưởng bởi sự tăng trưởng chậm hay sụt giảm ở các thị trường vào mùa hè và đầu thu, ví như công nghệ hay sức khỏe.

Vì sao dân chứng khoán thường dùng thuật ngữ Sell In May And Go Away cho hiện tượng bán tháo cổ phiếu khi vào hè? - Ảnh 2.

May

Bài viết liên quan